ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 26-11-24 03:29:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Cánh chim không mỏi” đã an yên

Báo Cà Mau (CMO) Nghệ sĩ Sân khấu, Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa tên thật là Trịnh Văn Chạy, sinh năm 1937, tại ấp Trà Văn (nay thuộc ấp Cái Dầy, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Ông là hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, có nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật nói chung, đặc biệt là của hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

29 Tết năm Quý Mão 2023, tôi may mắn được tháp tùng cùng chị Thu Ðông (hiện là Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) đến chúc Tết ông - Nghệ sĩ Sân khấu, Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa. Thời gian không nhiều, nhưng tôi mê lắm câu chuyện nghề, chuyện đời của người nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng. Dự định sẽ gặp ông nhiều hơn để được nghe ông kể về những năm tháng gian khổ, nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc, của quê hương, đất nước…, nhưng không còn kịp vì ông đã đi xa vào một buổi chiều tháng Ba năm 2023. Tài sản quý báu mà ông để lại cho đời là những sáng tác vọng cổ, những trang lịch sử bằng lời ca tiếng hát sẽ luôn sống mãi với thời gian.

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Thị Thu Ðông (bìa trái), Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thăm, chúc Tết Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa, dịp xuân Quý Mão 2023.

“Tạo hoá dành cho tôi nghề văn nghệ”

Thuở nhỏ, tuy học ít, nhưng Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa rất sáng dạ, gia đình có người anh theo nghề ca hát, khi tập tuồng anh trai chưa thuộc thì ông đã hát rành. Thú vui của ông là ngồi trên lưng trâu ca hát nghêu ngao, nhớ bài nào hát bài đó, nhiều lúc mãi hát tới chiều muộn mới lùa trâu về chuồng.

Thấy ông có khiếu, lại ham tìm tòi học hỏi, nên thầy đờn Ba Trực đã hướng dẫn ông đờn kìm, rồi dạy thêm đờn ca tài tử, vì thế không chỉ biết ca vọng cổ mà ông còn thuộc nhiều bản Bắc, Nam. Có sở trường cộng với siêng năng khổ luyện, chẳng bao lâu ông có đủ kỹ năng về bộ môn này. Trong suốt thời gian tham gia cách mạng, Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa đã được phân công những nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hoá lúc bấy giờ. Từ năm 1959-1961, ông giữ vai trò trụ cột của Ðoàn Văn công xã Hưng Hội.

Ông kể, đoàn hoạt động hiệu quả, nên tất cả nhân viên đoàn được điều động về Ðoàn Văn công Chuông Vàng tỉnh Sóc Trăng. Ðặc biệt, ông được phân công làm phó đoàn, sau đó làm Trưởng đoàn Văn công tỉnh Bạc Liêu. Năm 1976, Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa làm Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm, tỉnh Minh Hải, rồi làm Trưởng phòng Văn nghệ Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Minh Hải và là Uỷ viên BCH Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Minh Hải (1988-1993). Với những đóng góp, cống hiến cho nền văn học - nghệ thuật cách mạng, ông được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Ba và các Huy chương Vì sự nghiệp văn học - nghệ thuật, Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương Chiến sĩ văn hoá, Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam, Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Cao Văn Lầu (năm 2009), Huy hiệu 60 năm tuổi Ðảng…

Không chỉ là cán bộ quản lý, Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa còn là diễn viên có nhiều kinh nghiệm, ông có thể thủ diễn nhiều vai, từ kép độc, thậm chí đóng đào… Bởi thế, trong câu chuyện đời, chuyện nghề, ông luôn cho rằng mình được tổ nghề thương. Từ cậu bé chăn trâu chuyên lẻn coi hát rồi mê ca hát và trở thành người biết hát, biết sáng tác, biết viết tuồng… Ông tham gia viết kịch bản sân khấu tuy không nhiều, nhưng mỗi kịch bản của ông đều thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật và mang ý nghĩa rất tích cực.

Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa là người có nhiều tâm huyết với ngành văn hoá, cuộc đời ông gắn liền với sân khấu cải lương, thời tiếng hát át tiếng bom. Ðến khi hoà bình, ông vẫn tỉ mẩn cho ra đời nhiều tác phẩm mang sức sống mới trên bước đường chung tay xây dựng đất nước, ông đã gặt hái nhiều thành tích trong sáng tác và quản lý.

Nghệ sĩ Sân khấu Thanh Hiền có đôi lời về người bạn của mình: “Nghệ sĩ Sân khấu Trịnh Hữu Nghĩa là cán bộ - cán bộ văn hoá - kháng chiến. Tác giả sống ba cùng, “cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu” với Nhân dân 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu… chống giặc ngoại xâm cho tới ngày giải phóng và cả khi về hưu cũng gắn bó với Nhân dân. Chính vì vậy, tác giả đã có những cảm xúc tinh tế của người cầm viết dù ca từ có phần mộc mạc. Nhưng “lời mộc mạc là lời chân tình”. Bởi chỉ có sự chân thành mới được bà con, người đọc, người nghe đón nhận”.

Soạn giả của chất anh hùng ca

Nhắc đến Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa, giới mộ điệu thường nhớ tới những tác phẩm tiêu biểu của ông như vở cải lương "Bà mẹ vùng ven", đặc biệt vở cải lương "Trước bình minh" (viết chung Soạn giả Anh Ðạo, Dạ Thảo), Ðoàn Cải lương Hương Tràm dàn dựng, tham gia Hội diễn Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc năm 1985 và đoạt Huy chương Vàng tại Cần Thơ.

Khi nói về thủ trưởng, người thầy của mình, NSƯT Minh Chiến, nguyên Trưởng đoàn Cải lương Cao Văn Lầu luôn khắc ghi hình ảnh một soạn giả lao động nghiêm túc và sự cống hiến bền bỉ vì sự nghiệp nghệ thuật sân khấu cải lương, một trong những cánh chim đầu đàn luôn tung bay trên bầu trời nghệ thuật không mệt mỏi.

Nhiều người cho rằng, những sáng tác của Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa thường gắn liền với hình ảnh của người mẹ, người chị, người em, những chiến sĩ cách mạng… Trong sự nghiệp sáng tác, Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa đã dành tình cảm đặc biệt của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá cho Bác Hồ kính yêu với các tác phẩm: "Ảnh Bác trong tim tôi", "Nhớ ngày giỗ Bác", "Làm theo Di chúc Bác", "Quê hương con cháu Bác Hồ", "Châu Thới lập Ðền thờ Bác Hồ"…

“Người thầy cách mạng như Bác chiến đấu suốt đời chẳng phút giây nghỉ ngơi. Trước lúc đi xa Bác còn căn dặn chúng con đoàn kết yêu thương giữ lấy cơ đồ… Bác lo cho miền Nam, miền Nam luôn nhớ Bác… Di chúc Bác là áng văn tuyệt bút, là sức mạnh diệu kỳ toả sáng ngàn năm”. (Làm theo Di chúc Bác)

Mỗi tác phẩm của ông là một câu chuyện bình dị giữa đời thường mà rất đỗi anh hùng. Ðó cũng là đề tài chủ lực anh hùng ca, ông từng chia sẻ với tôi như thế. Và đề tài về Mẹ Việt Nam anh hùng cũng là một mảng mà soạn giả khai thác ở nhiều góc độ khác nhau trên 10 tác phẩm như: "Mùa xuân nhớ mẹ", "Bà mẹ hai lần được phong anh hùng", "Nỗi đau của người mẹ"…

Với Cà Mau, có những địa danh đã đi vào từng ca khúc của ông như: "Lá U Minh", "Khai Long điểm hẹn", hay "Người vợ miền Nam chung thuỷ sắt son" với những ca từ bình dị: Làng rừng Khánh Bình Ðông vùng lên theo lòng dân ta đó… Dòng Sông Ðốc tháng năm vẫn vậy, em hay dẫn con ra bến đợi anh về. Em kể anh nghe chuyện làng rừng quê ta vui ngày đồng khởi, ăn trái mắm thay cơm, uống nước cất từng lon thay rượu mà hẹn thề giữ vững đất Cà Mau.

Dù sáng tác ở mảng đề tài nào, mỗi tác phẩm của Soạn giả Trịnh Hữu Nghĩa đều thể hiện rõ tình yêu quê hương đất nước, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân và mãi làm theo lời Bác Hồ dạy.

86 tuổi đời, 60 năm tuổi Ðảng, ông còn nhiều dự định dở dang, đó là tiếp tục sáng tác những bài ca về quê hương, sưu tập những bài bản đờn ca tài tử in thành tuyển tập lưu truyền cho thế hệ mai sau. Ông là tấm gương trong phong trào sáng tác văn nghệ mà lớp trẻ luôn noi theo. Ông ra đi để lại nhiều nỗi tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Nơi cõi vĩnh hằng, mong ông được an yên!

 

Xuân Triều

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.