ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 16:30:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Chiến binh” trên mặt trận truyền thông

Báo Cà Mau (CMO) Vượt qua những khó khăn trong quá trình tác nghiệp thời điểm dịch bệnh, vai trò của phóng viên càng được nêu cao, khi phải thực hiện “nhiệm vụ kép”: hoàn thành tốt công việc được giao, nhưng đồng thời phải thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.

Hơn 10 năm là phóng viên, 2 năm thực hiện các đề tài “nóng” trong công tác phòng chống dịch bệnh, phóng viên Trịnh Hải (Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau) luôn nêu cao trách nhiệm, gương mẫu khi tác nghiệp trong tình hình dịch bệnh.

“Tác nghiệp trong điều kiện dịch bệnh, tôi tự trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, hạn chế tập trung đông người, đặc biệt phải liên hệ trước với địa phương có điểm “nóng” để thực hiện tốt đề tài. Bắt đầu từ phóng sự “Leo trèo như giá khẩu trang”, tôi hiểu nhiều hơn về những nguy hiểm của dịch Covid-19. Thông qua đó, tiếp tục tìm hiểu những nguồn thông tin chính thống, khuyến cáo của Bộ Y tế, cài đặt các ứng dụng phòng chống dịch. Phối hợp với các sở, ban, ngành, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để nắm cụ thể các nguồn thông tin khi tác nghiệp", phóng viên Trịnh Hải trải lòng.

Phóng viên Trịnh Hải nhạy bén nắm bắt những thông tin chuẩn xác cung cấp đến bạn xem đài.

Công tác tại báo Cà Mau, phóng viên Hồng Nhung được lãnh đạo Ban Biên tập báo Cà Mau tin tưởng, phân công phụ trách theo dõi và đưa tin tức về dịch Covid-19. Ngay từ đầu, Hồng Nhung xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống, tính mạng của Nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như của cả đất nước. Ðồng thời, đây cũng là trách nhiệm nặng nề khi trực tiếp tham gia trên tuyến đầu chống dịch.

Nhạy bén, nắm bắt tình hình thời sự liên quan đến dịch Covid-19, phóng viên Hồng Nhung đã đưa tin tức kịp thời, nhanh chóng, bám sát chỉ thị, chỉ đạo về các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” để người dân nâng cao nhận thức, hiểu đúng về dịch Covid-19.

Phóng viên Hồng Nhung chia sẻ: “Ý thức được trách nhiệm của mình, trên tinh thần sẵn sàng đi vào vùng có dịch, tôi luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như đảm bảo nhiệm vụ Toà soạn đặt ra, góp phần phục vụ nhiệm vụ chống dịch của địa phương. Bất kể cuộc họp ngày, đêm, những cuộc kiểm tra không kể ngày nghỉ của lãnh đạo tỉnh, tôi luôn có mặt; không ngại khó, ngại khổ đến những khu cách ly, nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao để tuyên truyền những hình ảnh chân thực nhất, cụ thể nhất về các khu vực cách ly, cũng như tinh thần chống dịch tại nơi đó”.

Không những đưa tin, hình ảnh trực tiếp, trực quan về dịch bệnh, phóng viên Hồng Nhung còn có nhiều bài viết tuyên truyền, kêu gọi người dân nâng cao ý thức trong việc tự nguyện cách ly, hạn chế ra đường.

Phóng viên Hồng Nhung nỗ lực vượt khó hoàn hành tốt các đề tài về dịch bệnh.

Còn nhớ, trong lúc một bộ phận người dân thiếu ý thức, trốn cách ly khi về từ vùng có dịch thì hình ảnh “3 du học sinh” về từ Hàn Quốc tự nguyện xin cách ly được phóng viên Hồng Nhung tuyên truyền trên các loại hình báo chí, phần nào khơi dậy được ý thức, tinh thần trách nhiệm chung vì cộng đồng của người dân địa phương.

Vượt qua khó khăn trong quá trình tác nghiệp, với mảng đề tài y tế nói chung, đề tài về dịch Covid-19 nói riêng, những “chiến binh” thầm lặng trên mặt trận tuyên truyền đã dũng cảm xông pha, tiếp cận, thu thập những hình ảnh cụ thể, sống động… Qua đó, đủ thấy trách nhiệm, vai trò của những người làm báo trong công tác tuyên truyền về phòng chống dịch.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngòi bút và sự quyết tâm “giữ lửa nghề” của những người làm báo luôn hướng đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, góp phần đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm./.

 

Hằng My

 

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.