ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ tư, 4-10-23 09:13:23

Ðề xuất thí điểm kêu gọi đầu tư kè biển

Báo Cà Mau (CMO) Thực hiện Ðề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 theo Quyết định số 957/QÐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, qua 3 năm thực hiện đề án, tính đến nay, tỉnh đã thực hiện 21 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng kinh phí khoảng 2.250 tỷ đồng. Trong đó, đã hoàn thành 10 công trình bằng giải pháp kè 2 hàng cọc ly tâm, các công trình còn lại đang trong giai đoạn thực hiện.

Sạt lở đang ngày càng nghiêm trọng và công tác khắc phục khó khăn hơn.

Đánh giá hiệu quả các công trình nói trên, ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết: “Ðối với giải pháp xử lý sạt lở bờ biển, thời gian qua tỉnh đã thực hiện rất nhiều giải pháp kè như: kè bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ... với tổng chiều dài khoảng 55,7 km; tổng kinh phí kè bảo vệ bờ biển 1.720 tỷ đồng (trong đó, bờ biển Tây 43,8 km, kinh phí thực hiện khoảng 1.103 tỷ đồng; bờ biển Ðông 11,9 km, kinh phí thực hiện 617 tỷ đồng), đã xử lý khắc phục sạt lở rất hiệu quả ở những vị trí xung yếu nhất”.

Hiệu quả được minh chứng là trong 5 năm qua, đê biển tỉnh Cà Mau không đoạn nào bị phá vỡ, vừa bảo vệ cho tính mạng và tài sản của Nhân dân, vừa bảo vệ diện tích sản xuất ven biển.

Ðối với sạt lở bờ sông, 3 năm qua, tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông tại các khu vực dân cư tập trung để bảo vệ hạ tầng bên trong, với tổng chiều dài 9,2 km kè bảo vệ, kinh phí thực hiện khoảng 391 tỷ đồng; đồng thời sắp xếp khu tái định cư, di dời các hộ dân đang sinh sống trong các khu vực sạt lở nguy hiểm; đóng cọc dọc bờ sông, kênh, rạch, kết hợp rà soát luồng tuyến sông, vận tải, sắp xếp phương tiện phù hợp... Bên cạnh đó, hiện nay, người dân sống ven tuyến sông, kênh, rạch bị sạt lở tự làm kè bê tông, kè tre, kè lá dừa nước để chắn sóng, trồng cây mắm và các loại cây sống ngập nước để chống sạt lở ven sông.

 Sáng ngày 24/5, trên địa bàn ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh xảy ra sạt lở lộ đal 1,5 m, đoạn sạt lở dài khoảng 80 m, làm ảnh hưởng đến vuông tôm. Hiện chính quyền địa phương và người dân khắc phục tạm thời, hạn chế thiệt hại về tôm nuôi.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề án, ghi nhận khó khăn lớn nhất của địa phương trong ứng phó với sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh là về vốn đầu tư. Sạt lở đã và đang diễn ra trên diện rộng, trong khi vốn đầu tư công trình của địa phương có giới hạn (mặc dù đã có hỗ trợ từ Trung ương), nên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Bên cạnh đó, các quy định thuộc lĩnh vực lâm nghiệp đã làm ảnh hưởng đến việc kêu gọi, thu hút đầu tư của địa phương; biến đổi khí hậu và thời tiết nóng lên trên toàn cầu khiến hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan xảy ra nhiều hơn và có tính chất dị thường, trái quy luật...

Do đó, tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép thực hiện thí điểm việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư công trình kè bảo vệ vùng ven biển, kết hợp khôi phục đai rừng phòng hộ, nhằm giảm tải đầu tư từ ngân sách. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được sử dụng chứng chỉ Cacbon phần diện tích rừng đã khôi phục, đồng thời được giao một quỹ đất nhất định phía ngoài diện tích trồng rừng giáp với kè để thực hiện dự án năng lượng mặt trời, hoặc khai thác quỹ đất để phát triển du lịch./.

 

Ðào Hồng

 

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình chưa hồi kết

Với các giải pháp từ công trình cho đến phi công trình đã triển khai trong suốt thời gian qua, hành trình giữ đất, giữ rừng trước tác động của biến đổi khí hậu bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Dù vậy, với nguồn lực hiện tại, hành trình này vẫn rất dài.

Mong manh bờ Ðông

Cà Mau vừa ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở bờ biển trên địa bàn, tất cả đều trên tuyến biển Ðông, với 6 vị trí đặc biệt nguy hiểm, dài gần 30 km, nhu cầu vốn đầu tư khẩn cấp trên 2,2 ngàn tỷ đồng để xây dựng kè chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, bảo vệ bờ biển. Trong đó, riêng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã có đến 4 vị trí, với chiều dài cần đầu tư hệ thống kè 20.150 m, nhu cầu vốn trên 1,6 ngàn tỷ đồng.

Ðề xuất thí điểm kêu gọi đầu tư kè biển

(CMO) Thực hiện Ðề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 theo Quyết định số 957/QÐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, qua 3 năm thực hiện đề án, tính đến nay, tỉnh đã thực hiện 21 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng kinh phí khoảng 2.250 tỷ đồng. Trong đó, đã hoàn thành 10 công trình bằng giải pháp kè 2 hàng cọc ly tâm, các công trình còn lại đang trong giai đoạn thực hiện.

Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

(CMO) Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.

Cần nguồn hỗ trợ khẩn cấp từ Trung ương

(CMO) Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha, sạt lở bờ sông thời gian qua đã làm hư hỏng gần 28 km đường giao thông và hàng trăm căn nhà, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và tốc độ phát triển của địa phương.

Sống chung với sạt lở

(CMO) Tân Ðức là địa bàn nóng của tình trạng sạt lở ven sông tại huyện Ðầm Dơi. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, khu vực dân cư ở ngã tư Hiệp Bình, ấp Thuận Hoà, xã Tân Ðức, đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng, làm hư hỏng khoảng 75 m lộ bê tông, sụp hoàn toàn 8 căn nhà, ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Cần cơ chế đặc thù trong phòng, chống thiên tai

(CMO) Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên đặc biệt, trong đó tiêu biểu nhất là bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nền đất yếu lại thấp…, do đó, rất dễ bị tổn thương trên phạm vi rộng trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BÐKH). Ðể công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao, nhất là có đủ nguồn lực để chủ động triển khai nhiệm vụ “phòng là chính”, tỉnh đang cần cơ chế chính sách đặc thù.

Thay đổi để thích ứng

(CMO) Các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ngày một ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề. Thực tế này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi nhanh chóng và toàn diện để thích ứng, hướng tới phát triển bền vững.

Xuôi dòng sạt lở

(CMO) Chợ, khu dân cư sầm uất dọc theo các ngã ba, ngã tư sông từ lâu đã hình thành nét văn hoá đặc trưng của người dân vùng sông nước ÐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng. Thế nhưng hiện nay, không ít nơi đời sống người dân ở những khu vực này đang bị đe doạ trước tình trạng sạt lở ven sông ngày một nghiêm trọng; đã có không ít hộ dân trở nên trắng tay chỉ sau một đêm.

Sẵn sàng ứng phó các tình huống thiên tai

(CMO) Tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Ðầm Dơi diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, tài sản của người dân và thiệt hại về ngân sách. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã chủ động phương án chi tiết trên tinh thần sẵn sàng, kịp thời ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra.