ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 11:56:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Ðiệp khúc” thiếu giáo viên

Báo Cà Mau Huyện Năm Căn hiện có 30 trường học, trong đó có 10 trường mầm non - mẫu giáo, 11 trường tiểu học và 9 trường THCS; tổng số 314 lớp học, với 9.604 học sinh. Năm học 2023-2024, tổng biên chế được UBND huyện giao là 778 cán bộ quản lý, giáo viên (GV), nhân viên, nhưng hiện tại toàn ngành giáo dục huyện chỉ có 662 người, thiếu 116 người so với chỉ tiêu biên chế.

>> Quan tâm đào tạo giáo viên kế thừa

>> Cần giải pháp hiệu quả giải quyết việc thiếu giáo viên vùng sâu

>> Khó tuyển dụng giáo viên Tin học

Bà Phan Thị Thảo Nguyên, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Mai (xã Tam Giang), cho biết, trường có tổng số 56 trẻ, được chia thành 2 lớp học (1 lớp ghép chồi - mầm và 1 lớp lá). Với số lượng này, theo định mức nhà trường được bố trí 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng và 5 GV trực tiếp giảng dạy, chăm sóc trẻ. Hiện cán bộ quản lý đã đủ, nhưng trường chỉ có 3 GV, thiếu 2 so với quy định. Trong khi đó có 1 GV đang nghỉ hậu sản nên phải điều động Phó hiệu trưởng xuống đứng lớp, từ đó áp lực công việc ngày càng nặng.

Hiện tại, cấp tiểu học đang trong lộ trình thực hiện Thông tư 20 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức.

Ðoàn công tác Ban Văn hoá - Xã hội HÐND tỉnh khảo sát lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện Năm Căn. (Ảnh: Ðoàn khảo sát tại Trường Tiểu học Kim Ðồng).

Ông Lý Văn Vũ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ðồng (xã Tam Giang), thông tin, nhà trường có 21 người, Ðiệp khúc thiếu giáo viên thiếu 6 so với quy định, trong đó có nhiều vị trí quan trọng như: phó hiệu trưởng, phụ trách công tác thiết bị, thư viện, Tổng phụ trách Ðội... Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

“Ðơn cử như vị trí Tổng phụ trách Ðội, nếu đưa GV khác kiêm nhiệm thì phải chi trả chế độ tăng giờ, ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động của nhà trường”, ông Vũ bộc bạch.

Hiện tại, Trường Tiểu học Kim Đồng (xã Tam Giang) thiếu 6 người so với quy định, trong đó có nhiều vị trí quan trọng. (Trong ảnh: Giờ ra chơi của học sinh nhà trường).

Bà Nguyễn Ngọc Khoa, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện, cho rằng, việc thiếu GV là do không có nguồn tuyển dụng. Những năm qua, có nhiều trường hợp GV bỏ việc do mức lương thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, cộng với áp lực công việc. Ngoài ra, có nhiều trường hợp do GV chuyển công tác đoàn tụ gia đình và GV nghỉ hưu. Bên cạnh đó, hiện tại địa phương chưa có chính sách đãi ngộ cho GV đang giảng dạy cũng như chính sách thu hút GV nơi khác về công tác.

“Theo kế hoạch tuyển dụng hằng năm, đơn vị thực hiện đảm bảo đúng thời gian, trình tự quy định, nhưng số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển ở các vị trí theo nhu cầu rất thấp, nhất là bậc mầm non”, bà Khoa chia sẻ.

Thực hiện Thông tư số 19 và Thông tư 20 của Bộ GD&ÐT, qua rà soát, việc thừa - thiếu GV là thực trạng chung ở hầu hết các cấp học trên địa bàn huyện. Cụ thể, đối với cấp học mầm non, định mức số người làm việc là 160 người, biên chế hiện có 124 người, còn thiếu 36 người. Cấp tiểu học thừa 54 giáo viên nhưng lại thiếu 64 người và ở cấp THCS thừa 8 giáo viên, nhưng lại thiếu 62 người. Những vị trí bị thiếu chủ yếu là phó hiệu trưởng, giáo vụ, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; thư viện - quản trị, nhân viên văn thư và nhân viên y tế.

Ông Võ Văn Hành, Phó chủ tịch UBND huyện, đề xuất cấp trên có giải pháp hỗ trợ địa phương giải quyết thực trạng thừa - thiếu GV, nhân chuyến khảo sát của Ban Văn hoá - Xã hội HÐND tỉnh tại huyện vào trung tuần tháng 3 vừa qua.

Theo ông Võ Văn Hành, Phó chủ tịch UBND huyện, theo biên chế giao thì toàn huyện thiếu 116 GV, còn theo định mức thì thiếu đến 118 GV ở 3 cấp học. Tình trạng này cần có hướng giải quyết. Ðối với tình trạng GV thừa - thiếu, cần mở các lớp tập huấn để đảm bảo vị trí việc làm, trong đó rất cần có sự hỗ trợ của tỉnh, nhất là vai trò tham mưu của Sở GD&ÐT.

“Phòng GD&ÐT tiếp tục tham mưu cho UBND huyện xây dựng và trình kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục hằng năm. Rà soát, đặt hàng đào tạo đối với các trường cao đẳng, đại học theo nhu cầu của các trường. Bên cạnh đó, địa phương cần có chính sách ưu tiên thu hút trong việc tuyển dụng, đặc biệt là đối với GV mầm non, các trường ở xã vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn”, bà Khoa nhấn mạnh./.

 

Văn Tưởng

 

Chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 26-29/6/2024. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), phương án tổ chức kỳ thi năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023.

Ðổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng

Nhằm thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực học sinh... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông đạt chuẩn quốc gia

Là một trong những điểm trường vùng sâu, vùng xa của huyện U Minh, sau hơn 20 năm thành lập, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, đến nay, Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông, xã Khánh Thuận, được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Kỹ lưỡng chọn sách giáo khoa mới

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), năm học 2024-2025 là năm ngành giáo dục sử dụng toàn bộ sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo đó, Bộ GD&ÐT đã phê duyệt và công bố danh mục SGK lớp 5, 9, 12 được sử dụng từ năm học 2024-2025. Ðây là cơ sở để các nhà trường lựa chọn SGK đưa vào giảng dạy. Hiện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương lựa chọn SGK đảm bảo đúng quy định.

“Trường học xanh” - Mô hình giáo dục hiệu quả

“Xây dựng mô hình “Trường học xanh” từ cổng trường, khuôn viên đến bên trong nơi làm việc, phòng học... tạo nên một tổng thể không gian làm việc thoải mái, thân thiện, trong lành, hoà cùng thiên nhiên, đảm bảo thẩm mỹ và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất”. Ðó là một trong những chỉ đạo cụ thể về công tác xây dựng Mô hình “Trường học xanh” được Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) Phú Tân triển khai phát động trong toàn ngành từ ngày 1/5/2023. Sau 1 năm thực hiện, diện mạo cảnh quan và nhiều hiệu quả giáo dục ở các trường được lan toả tích cực.

Dạy trẻ yêu môi trường từ bậc mầm non

Ðối với trẻ mầm non, việc giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ cấp học đầu đời rất quan trọng, không chỉ để trẻ xây dựng thái độ ứng xử phù hợp với thiên nhiên, biết sống chan hoà với môi trường, mà xa hơn còn là cách để bảo vệ bầu không khí trong lành, khám phá sự tìm tòi với cảnh vật xung quanh, hướng đến giữ gìn lớp học sạch, đẹp và thân thiện.

Tổ chức học bán trú ở những trường có đủ điều kiện

Ngày 25/12/2023, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có công văn gửi Phòng GD&ÐT các huyện và TP Cà Mau về việc chấn chỉnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú. Theo đó, Sở chỉ đạo rà soát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú ở các cơ sở giáo dục, đảm bảo Chương trình Giáo dục phổ thông 2028, Chương trình Giáo dục mầm non.

Chuyến xe tri thức về vùng xa

Nhằm xây dựng và hình thành thói quen đọc sách cho thiếu nhi, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 21/4, vừa qua, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện Ðầm Dơi tổ chức chuyến xe thư viện lưu động về phục vụ học sinh tại Trường Tiểu học Tân Hồng, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi. Chuyến xe mang đến niềm vui không nhỏ cho học sinh nơi đây.

Thước đo chất lượng giáo dục

Song hành với đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Linh hoạt, chủ động trong phương pháp bồi dưỡng, khơi dậy tâm huyết của giáo viên và nỗ lực học tập của học sinh, thành phố đang trở thành địa phương dẫn đầu của tỉnh về giáo dục mũi nhọn.

Tươi mới, thân thiện không gian học đường

Dọc các hành lang, cầu thang và lớp học tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (TP Cà Mau) đều có những tranh vẽ sinh động với nhiều chủ đề, giúp các em vui vẻ hơn và có tinh thần học tập hơn.