ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:43:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Phòng thủ chủ động” giảm thiệt hại thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường theo chiều hướng cực đoan là điều gần như ai cũng thấy. Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, dông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn… xảy ra thường xuyên hơn trên phạm vi ngày một rộng, với mức độ nguy hiểm mỗi lúc một gia tăng. Thiên tai thời gian qua đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về con người và kinh tế. Sau những đợt thiên tai, chính quyền các cấp và người dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để khắc phục hậu quả, thậm chí có những thiệt hại không thể khắc phục được.

Các dự án xây dựng kè bảo vệ đê biển Tây là nỗ lực của Cà Mau nhằm chủ động giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai từ xa.

Trong 11 tháng qua, thiên tai đã làm 3 thuyền viên mất tích trên biển, 3 người chết, 5 người bị thương và 10 tàu cá bị chìm. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường đã làm thiệt hại về tài sản khoảng 8,828 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại đáng kể nhất là hơn 33 km lộ bị tràn; hơn 7.498 ha cây trồng (chủ yếu là lúa) bị thiệt hại và ảnh hưởng; hơn 503 ha nuôi thuỷ sản bị ngập, tràn; 133 m bờ bao vuông tôm bị vỡ; 149 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài 3.030 m; 3 vị trí bờ biển bị sạt lở với chiều dài 1.900 m. Ðặc biệt, từ đầu năm đến nay đã có 846 căn nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng. Trong đó, ngập 572 căn, sập hoàn toàn 104, tốc mái và hư hỏng 170 căn, hư hỏng 5 công trình.

Ðể giảm bớt những thiệt hại do thiên tai gây ra, ngoài việc chủ động phòng, chống của chính quyền các cấp, quan trọng nhất vẫn là ý thức của mọi người dân. Ðừng để khi xảy ra sự cố thì việc khắc phục là vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể. Sự cố xảy ra đối với tàu cá CM 91189 TS giữa tháng 11 vừa qua là minh chứng.

Dù được cảnh báo từ rất sớm hiện tượng áp cao lạnh lục địa tiếp tục tăng cường xuống phía Nam gây mưa to, gió mạnh trên biển, thế nhưng, do có phần chủ quan nên trong khoảng thời gian này, tàu cá CM 91189 TS vẫn tiếp tục hoạt động trên vùng biển cách Mũi Cà Mau khoảng 80 hải lý về hướng Tây Nam. Hậu quả của việc chủ quan này là tàu cá bị sóng đánh chìm, may mắn 9 thuyền viên trên tàu đều được tàu cá CM 99059 TS cứu vớt an toàn. Ðến nay, ông Nguyễn Minh Ðương, chủ tàu vẫn chưa hết bàng hoàng, bởi tài sản tích góp từ trước đến nay không còn gì nữa.

Cùng ngày tàu cá CM 91189 TS bị sự cố, tại khu vực Hòn Khoai, tàu cá KG 62236 TS cũng gặp nạn. Thời gian này, tàu cá KG 62236 TS có 8 thuyền viên đang hoạt động nghề lưới, cách đảo Hòn Khoai khoảng 2 hải lý thì bị phá nước, thuyền trưởng đã điều khiển tàu vào cảng Hòn Khoai để khắc phục. Tuy nhiên, khi chỉ còn cách cảng Hòn Khoai khoảng 100 m thì tàu chìm, 8 thuyền viên được tàu BP 19.06.01 của Ðồn Biên phòng Hòn Khoai cứu vớt an toàn.

Trong khu vực đất liền, 2 tháng qua, nhiều vụ sạt lở ven sông đã xảy ra, làm thiệt hại nhiều nhà cửa, bờ bao vuông tôm của người dân cũng như lộ nông thôn. Từ đầu tháng 10 đến nay, có ít nhất 4 vụ sạt lở đất ven sông, với tổng chiều dài 50 m, làm thiệt hại 2 căn nhà, hư hỏng 1 căn. Ngoài ra, triều cường cũng đã làm ngập hơn 5,3 km lộ giao thông, 1 căn nhà, làm bể 29 m bờ bao vuông tôm, hư hỏng 2 cống xổ vuông, ảnh hưởng 5 ha vuông tôm; dông lốc làm thiệt hại 3 căn nhà; mưa lớn đã làm ngập 3.213 ha lúa đông xuân…

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời đẩy nhanh tiến độ phục hồi, tái thiết sau thiên tai, góp phần ổn định đời sống, sản xuất của Nhân dân, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra là kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ huy phòng, chống thiên tai kịp thời và thống nhất.

Ðặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai thông qua việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống và giảm thiệt hại. Trong đó, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương, kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ, phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong hoạt động liên quan đến phòng, chống thiên tai….

Thiên tai xảy ra không còn theo một quy luật nhất định nào. Diễn biến khó lường này tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, mức độ ảnh hưởng lớn hơn đối với đời sống và sản xuất của người dân. Vì vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, chính quyền các cấp và Nhân dân cần có sự chủ động trong các phương án, kế hoạch cho đến phương tiện, thiết bị và lực lượng. Tất cả vì mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và tài sản của Nhà nước./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.