ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 05:47:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Thẻ vàng” cho sức khoẻ

Báo Cà Mau (CMO) Với chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), thời gian qua, nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đã được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB). Qua đó, góp phần giảm gánh nặng về kinh tế cho nhiều gia đình khi chẳng may có thành viên bị bệnh, đặc biệt là các bệnh nặng, cần phải điều trị lâu dài với chi phí điều trị cao.

Hơn 10 ngày nhập viện tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, chi phí điều trị bệnh của bà Nguyễn Thị Chói (64 tuổi, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) gần 20 triệu đồng. Ðây là số tiền 20% mà gia đình bà Chói phải đóng vào, 80% còn lại đã được BHYT thanh toán. 

Theo chị Trần Phụng Kiều (con gái bà Chói), thấy được lợi ích của BHYT nên tham gia mua BHYT theo hộ gia đình cho các thành viên từ nhiều năm năy. Do mua 1 lần 5 người nên số tiền cũng khá lớn, gia đình tích luỹ dần, theo kiểu bỏ ống heo”.

"Nhờ vậy ai cũng có thẻ BHYT, đến khi có bệnh thì giảm chi phí nằm viện, thuốc thang rất nhiều. Nếu không có thẻ BHYT, mấy ngày điều trị bệnh của mẹ tôi không biết gia đình phải kiếm đâu ra số tiền cả trăm triệu đồng. Phải nói, chính thẻ BHYT là “thẻ vàng” trong khi điều trị bệnh với chi phí cao như hiện nay", chị Kiều bộc bạch.

Nhờ có BHYT, hơn 10 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, gia đình bà Nguyễn Thị Chói chỉ đóng viện phí khoảng 20 triệu đồng, khoảng 80 triệu đồng đã được BHYT thanh toán.

Chị Nguyễn Thị Vân, Ấp 2, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, chia sẻ, mấy tháng nay, mẹ chị phải nằm tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau để điều trị bệnh hở van tim. Bệnh này chi phí thuốc men rất cao, cũng nhờ mua BHYT nên đỡ lo phần nào.

“Theo tôi, nếu mua BHYT mà mình không đi khám bệnh, không bệnh thì cũng không sao, coi như để dành đó. Còn khi có bệnh mà không có BHYT thì tiền đâu nằm viện. Bệnh thông thường thì không nói gì, nếu bệnh tim như mẹ tôi mà không có BHYT thì mấy tháng nay cả trăm triệu đồng tiền thuốc, tiền viện phí, gia đình tôi làm sao đóng nổi”, chị Vân cho biết thêm.

Có thể thấy, BHYT là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội để chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn... BHYT thật sự là phao cứu sinh, nhiều trường hợp không may bị tai nạn, ốm đau đã vượt qua được giai đoạn khó khăn khi có quỹ BHYT chi trả các chi phí khám và điều trị bệnh.

Bác sĩ CK1 Triệu Quốc Ðúng, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, cho biết, có những trường hợp bệnh rất nặng khi đưa vào khoa phải lọc máu, thở máy, chi phí vài chục triệu đồng/ngày.

“Người bệnh có BHYT thì bác sĩ điều trị sẽ rất dễ dàng trong việc sử dụng thuốc, tâm lý kê toa thuốc cũng thoải mái hơn. Nhưng nếu bệnh nhân vào viện mà không có BHYT, mà nghĩ 1 ngày người nhà bệnh nhân tốn mấy chục triệu đồng thì cũng chùn tay. Người dân mình nên tham gia BHYT dù có sử dụng hay không sử dụng, khi gặp trường hợp bất trắc thì có bảo hiểm hỗ trợ”, Bác sĩ Triệu Quốc Ðúng khẳng định.

Có thể thấy, cùng với chính sách BHXH, chính sách BHYT đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. BHYT là cơ chế tài chính y tế quan trọng giúp người dân khi bị ốm đau không bị rơi vào cảnh nghèo đói. Do đó, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân cần nâng cao nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, chấp hành chính sách, pháp luật BHYT, góp phần hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân./.

 

Bài và ảnh: Hàn Hiểu Hân

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.