ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 04:31:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

23 năm - một chặng đường mỹ thuật ĐBSCL

Báo Cà Mau (CMO) Hằng năm, cứ vào đầu tháng 8, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND các tỉnh trong khu vực ĐBSCL tổ chức triển lãm mỹ thuật. Đây là sự kiện được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh, thành trong khu vực nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu và giới thiệu đến công chúng yêu thích hội họa các tác phẩm đặc sắc.

Ngày 7/8, triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 23 khai mạc tại Bến Tre. Hội đồng nghệ thuật chọn triển lãm trưng bày 201 tác phẩm tiêu biểu của 143 họa sĩ đến từ 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

Ban tổ chức cùng lãnh đạo tỉnh Bến Tre cắt băng khai mạc triển lãm.

Theo đánh giá của hội đồng giám khảo, các tác phẩm chọn triển lãm lần này có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh khá toàn diện, sinh động về cuộc sống, sinh hoạt và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng sông nước con người ĐBSCL.

Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá, các tỉnh trong khu vực có một lực lượng họa sĩ trẻ, sáng tác được những tác phẩm xuất sắc. Tuy nhiên, giữa các tác phẩm còn có khoảng cách, một số tác phẩm còn sáng tác theo lối cũ...

Ngoài những tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam còn có các giải thưởng khu vực ĐBSCL. Triễn lãm kết thúc vào ngày 14/8.

Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (giữa) cùng lãnh đạo tỉnh Bến tre tham quan triển lãm.

Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam trao giải A cho họa sĩ Phạm Thanh Hùng, tỉnh An Giang.

Tác phẩm “Gỡ lưới Hòn Mẫu” đoạt giải A Giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam của tác giả Phạm Thanh Hùng (tỉnh An Giang).

Giải B thuộc về Hoạ sĩ Nguyễn Phạm Anh Thy (tỉnh Bến Tre) với tác phẩm “Tạo dáng” (khắc gỗ).

Giải C thuộc về Hoạ sĩ Nguyễn Hữu Thiện (tỉnh Bến Tre) với tác phẩm “Tan trường” (đá).

Tác phẩm “Giao mùa” (Sơn dầu), đoạt giải Nhất khu vực ĐBSCL của tác giả Hà Phước Duy, tỉnh Long An.

Khách tham quan tại triển lãm.

Hoàng Vũ 

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.

Thiêng liêng biển đảo phương Nam

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc, vùng biển và hải đảo phía Nam chịu nhiều đau thương, mất mát, để rồi trở thành chốn linh thiêng để nhắc nhớ về một thời quá khứ hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thiêng liêng bàn thờ Bác ngày Xuân

Lập bàn thờ Bác ngày Xuân về, Tết đến đã trở thành một nếp quen truyền thống tốt đẹp trong các cơ quan, cộng đồng dân cư ở Cà Mau.

Ngọt ngào cốm Tân Thành

Những ngày cận Tết, các hộ làm cốm ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, luôn đỏ lửa phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy chỉ còn hơn 8 hộ gắn bó với nghề truyền thống, nhưng mỗi hộ đều duy trì sản xuất với công thức làm cốm thơm, giòn, độc đáo, góp thêm hương vị cho ngày Tết.