ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 20:19:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ấm tình “ao nước lã”

Báo Cà Mau (CMO) Ông bà xưa vẫn hay ví von “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Vậy mà, với các mẹ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, tình yêu thương những đứa trẻ không cùng chung dòng máu vẫn bao la, dạt dào như chính các con do mình rứt ruột sinh ra.

12 tuổi, bé Nguyễn Thảo Ngọc mới biết được thế nào là tình mẹ con, mới biết đến những bữa cơm ngon, những đêm ngủ không phải giật mình vì muỗi, vì bóng tối. Nhớ ngày Ngọc lang thang đến Trung tâm Bảo trợ xã hội không ai có thể nhận ra đây là một đứa trẻ. Nhếch nhác, bẩn thỉu, quần áo tả tơi, em không biết mình bao nhiêu tuổi, đến từ đâu và càng không biết cha mẹ mình là ai.

Mẹ Nguyễn Thị Hồng chăm chút bữa cơm cho các con khuyết tật.

Mẹ Út (Trần Thị Út, Trưởng Phòng Nuôi dạy trẻ và Giáo dục định hướng) cười buồn khi kể về những ngày Thảo Ngọc mới đến Trung tâm: Không quen với việc tắm giặt, ngủ trong phòng nên Thảo Ngọc ngủ ngoài hành lang, ghế đá. 3 giờ sáng, Ngọc bỏ trốn khỏi Trung tâm, mẹ Út đã phải dầm mưa tìm Ngọc khắp nơi.

“Đưa Ngọc vào phòng, nó phản kháng ghê lắm, đập phá và không bao giờ hợp tác”, mẹ Út chia sẻ.

Dù chưa một lần làm mẹ, nhưng bằng tình yêu thương của mình, mẹ Út đã dần cảm hoá được cô bé ngổ ngáo ngày nào. Giờ Thảo Ngọc đã biết phụ mẹ, phụ các anh làm nhang, biết dạ, thưa khi nói chuyện. Cô bé lớn phổng phao, biết bẽn lẽn và luôn có ước mơ được đi học. Đưa tay vuốt tóc Thảo Ngọc, mẹ Út cứ mãi giật mình, nếu Ngọc không đến Trung tâm sớm hơn, nếu Ngọc không được nuôi dạy thì không ai dám chắc là em có được an toàn khi tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang báo động như hiện nay.

Những đứa trẻ khoẻ mạnh được các mẹ, cha tại Trung tâm Bảo trợ xã hội dạy làm nhang.

Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưỡng 60 đứa trẻ từ 1 ngày tuổi đến 22 tuổi. 60 đứa trẻ là 60 mảnh đời bất hạnh khác nhau. Có đứa bị cha mẹ bỏ rơi khi sinh ra với hình hài kinh dị: sứt môi hở hàm ếch, di chứng của bệnh down, thiểu năng trí tuệ… và cả những đứa lành lặn, khoẻ mạnh. Dưới mái nhà chung, chúng luôn được yêu thương, che chở, dạy dỗ bởi những người cha, người mẹ không chung dòng máu.

Hầu hết các em được nuôi dưỡng nơi đây đều rất ngoan và đang lớn khôn từng ngày. Dù thiếu tình thương gia đình nhưng các em được sự chăm sóc của các tổ chức xã hội, đoàn thể, sự yêu thương của các cha, mẹ trong trung tâm, nên phần nào các em quên đi nỗi bất hạnh của mình, cùng học tập, vui chơi với bè bạn trong sự hồn nhiên của trẻ thơ.

Nguyễn Minh Thành nghẹn ngào, nói: “Con không biết cha mẹ là ai. Con chỉ biết các mẹ ở đây nuôi con từ nhỏ đến giờ. Các mẹ lo lắng cho con rất nhiều, con thương các mẹ lắm”.

Hơn 20 năm gắn bó với trung tâm, chị Nguyễn Thị Hồng đã khóc biết bao lần khi tiếp nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi. Nhìn các con, chị Hồng lại nhớ về hoàn cảnh của mình. Cha mất, mẹ lấy chồng khác, chị đã phải sống nhờ vào tình thương của bà ngoại nuôi. 19 tuổi, chị đã gắn bó với trung tâm và nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai gắn kết cuộc đời của người mẹ không may mắn này. Cũng đã có nhiều người hỏi chị, sao không tìm công việc khác nhàn hơn. Chị bảo: "Chỉ cần suy nghĩ đến việc phải rời xa Trung tâm là tim cứ thắt lại, đau lắm. Nhìn các con, tôi lại nhớ về quá khứ của mình nên dù có công việc khác nhàn hạ hơn tôi vẫn không muốn rời xa nơi đây".

Ngày mới của những người bình thường có thể là tiếng nhạc, tiếng chuông báo thức nhưng với mẹ Hồng, mẹ Út, các mẹ tại Trung tâm lại là tiếng khóc, tiếng rên la của các con nhỏ, các con bị khuyết tật nặng. Chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân của 20 trẻ khuyết tật, khuyết tật nặng, 28 trẻ sơ sinh do 17 mẹ, cha chia nhau làm. Nhìn các mẹ thoăn thoắt chia cơm cho nhóm trẻ khuyết tật, đút từng muỗng cơm cho các con tim chúng tôi như thắt lại. Nhóm trẻ khuyết tật ngủ ngày, khóc đêm, nhóm trẻ sơ sinh ngủ đêm, thức ngày nên trong suốt 24 giờ các mẹ gần như không ngơi tay.

“Nếu không có trẻ nào nhập viện thì còn đỡ, chứ trẻ vào bệnh viện, 2 mẹ phải thay nhau chăm sóc nên công việc còn nhiều hơn. Với công việc tại trung tâm chỉ khi có tâm huyết, tình yêu thương mới có thể làm được”, mẹ Út chia sẻ.

Tình yêu thương của những người cha, người mẹ không chung dòng máu, sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của những tổ chức, cá nhân… đã giúp các em trưởng thành. Bởi lẽ, ai cũng hiểu rằng đem niềm vui đến các em cũng chính là đem niềm vui đến cho mọi người, góp thêm những viên gạch xây dựng nhân cách, đạo đức để khi các em trưởng thành trở thành những công dân tốt cho xã hội.

Bà Nguyễn Thu Tư, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: "Ngày công tác xã hội là dịp để chúng ta tôn vinh, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh vì cộng đồng, vì các đối tượng yếu thế. Sự đóng góp của những người làm công tác xã hội đã góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn"

Bài và ảnh: Thanh Phương

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.