ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 22:38:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Báo Cà Mau Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 – 2025.

Nghị quyết nêu rõ, để tiếp tục giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, đẩy mạnh triển khai các đề án, dự án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đồng thời quán triệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xoá bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không.

Đồng thời nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.

Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn.

Tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả.

Cải thiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông trên Quốc lộ 1A và các tuyến quốc lộ trọng điểm

Về các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Đường bộ theo ý kiến của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ; tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông, trong đó xác định an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông là một trong các mục tiêu chính khi triển khai, thực hiện các giải pháp về quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện;

Chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai các quy hoạch toàn ngành và các quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; trong đó nghiên cứu triển khai các giải pháp về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông ngay từ khi tổ chức thực hiện các quy hoạch; ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng kết nối và khu hậu cần của các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng thủy nội địa trọng điểm, bảo đảm hiệu quả kết nối giữa các phương thức vận tải nhằm tái cơ cấu thị phần các lĩnh vực vận tải và thúc đẩy phát triển logistics;

Tập trung triển khai các giải pháp tăng cường, cải thiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông trên Quốc lộ 1A và các tuyến quốc lộ trọng điểm; trong đó ưu tiên xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông phát sinh trong quá trình khai thác.

Triển khai Đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Chính phủ giao Bộ Công an triển khai Đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh, trật tự và xử lý vi phạm hành chính (theo Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ). Tiếp tục xây dựng, triển khai giai đoạn 2 cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cảnh sát giao thông với các đơn vị trong và ngoài ngành công an để phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4; phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chuẩn về hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông để thống nhất áp dụng và thực hiện trong toàn quốc.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng ngừa tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông gắn với phòng, chống tội phạm của lực lượng công an nhân dân; thí điểm và từng bước lắp đặt thiết bị giám sát hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến, địa bàn đường thủy trọng điểm.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập mới các Trung tâm cấp cứu 115 và nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định, đáp ứng trực cấp cứu 24/24h tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở y tế, đảm bảo bán kính phục vụ 50km.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát nghiên cứu để sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường tính chủ động của ngân sách địa phương trong việc bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển liên kết vùng miền.

Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách tổ chức các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, thân nhân của nạn nhân gặp tai nạn giao thông theo đúng quy định pháp luật; đề xuất tiếp tục hoàn thiện mô hình, chức năng, nhiệm vụ để nâng cao năng lực của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phù hợp với tình hình mới.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch triển khai, dự toán ngân sách thực hiện hàng năm trình Hội đồng nhân dân thông qua để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại đối với thiết bị cân, trạm kiểm tra tải trọng xe...

 

Theo baochinhphu.vn

 

Liên kết hữu ích

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.