ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:16:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bác Sáu Dân trong lòng dân

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày cuối năm, tìm về Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, đâu đâu cũng nghe nói về "Khu di tích lịch sử Nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt". Mặc dù thời gian ông ở đây không lâu (từ năm 1972-1974), nhưng bấy nhiêu cũng đủ để làm nên một di tích lịch sử, gắn liền với thời kỳ đấu tranh gian khổ và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Phần đất đồng chí Võ Văn Kiệt (còn được gọi với bí danh Sáu Dân) ở, nay thuộc sở hữu của gia đình ông Ðỗ Minh Thuần, Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh. Ông Thuần nhớ lại, những năm bác Sáu Dân về đây chỉ đạo kháng chiến, ông Thuần chỉ khoảng 8 tuổi. Ngày đó, khu bác Sáu ở chỉ là những căn chòi nhỏ, xây dựng dọc theo bờ đìa. Hàng ngày, ông Thuần và đám bạn vẫn hay chạy vào chơi cùng với các chú cảnh vệ. Có đôi lần, ông được gặp bác Sáu Dân với dáng người hiền từ, trong bộ đồ bà ba đen. Ông cũng không biết đó là cán bộ cấp cao, chỉ biết là các chú ấy phục vụ cho cách mạng. Mãi sau này, khi hoà bình lập lại, ông và nhiều người dân địa phương mới biết đó là đồng chí Võ Văn Kiệt (lúc ấy là Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ) ở đây để chỉ đạo cuộc kháng chiến.

Khu di tích lịch sử Nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt là niềm tự hào của người dân địa phương.

Ông Lê Minh Tuấn, Bí thư Chi bộ Ấp 6, xã Khánh Hoà, tiếp lời: "Do hoạt động bí mật nên hầu như không ai biết các anh, các chú ấy đến đây làm gì. Mãi sau này, khi mọi người hiểu ra, thì ai nấy đều rất vui, rất đỗi tự hào. Bởi lẽ nơi đây đã từng là cái nôi che chở cho các đồng chí lãnh đạo cách mạng. Người dân nơi đây đã góp công, góp của để cống hiến cho cách mạng. Và càng tự hào hơn, khi hiện nay nơi đây được Nhà nước đầu tư xây dựng một khu di tích khang trang, ý nghĩa".

Ðể xây dựng khu di tích, ông Ðỗ Minh Thuần đã không ngần ngại hiến gần 2.000 m2 đất. Theo ông Thuần, làm được việc này ông thấy rất vui mừng, không chỉ ở góc độ gia đình mà còn ở góc độ địa phương. Bởi vì có được khu di tích là nơi giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ; là sự tri ân của người dân U Minh nói riêng và Cà Mau nói chung, đối với các vị tiền bối cách mạng, đã cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với đồng bào trong những thời khắc chiến tranh khốc liệt.

Các ngành, đoàn thể và Nhân dân chăm sóc cây cảnh xung quanh khu di tích.

Càng tự hào hơn, khi sau này, đồng chí Võ Văn Kiệt trở thành Thủ tướng Chính phủ, một vị Thủ tướng có nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, đem lại ấm no, sự đổi mới cho đất nước. Ông Thuần cho biết, điều mà ông ấn tượng nhất đối với Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính là quyết định xây dựng đường điện Bắc - Nam. Từ đó, điện được kéo dọc khắp đất nước, phục vụ sản xuất và đời sống cho Nhân dân. Ngoài ra, còn có Công trình Khí - Ðiện - Ðạm ngay trên vùng đất U Minh này.

Là người ở cạnh và thường hay lui tới trong những ngày khu di tích được xây dựng, ông Lý Quốc Khánh (Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh) bộc bạch: "Tôi thấy vui lắm. Ấp 6 bây giờ khang trang hơn. Có con lộ lớn, có đèn đường, giờ có thêm khu di tích... ai ai cũng phấn khởi. Chúng tôi tích cực góp chút công sức trồng hoa, cây cảnh, hàng rào cây xanh để điểm tô cho xóm làng và khu di tích được sạch đẹp hơn, khang trang hơn, để mọi người đến đây viếng thăm sẽ có ấn tượng tốt đẹp".

Khu công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau, công trình mang đậm dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: THANH DŨNG

Chị Danh Thị Mị, Bí thư Xã đoàn Khánh Hoà, huyện U Minh, chia sẻ: "Thế hệ trẻ được sinh ra, lớn lên trong thời bình nên có được khu di tích này sẽ là một minh chứng sinh động để tổ chức Ðoàn làm địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng. Thông qua những hình ảnh được phục dựng lại, thế hệ trẻ sẽ hiểu thêm về những hy sinh, gian khổ của thế hệ đi trước, đặc biệt là của bác Sáu trong những năm tháng đã sống, chiến đấu ở đây. Lực lượng đoàn viên, thanh niên sẽ lấy đó làm động lực học tập, phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với công lao của thế hệ đi trước đã dày công gầy dựng"./.

 

Trần Chương

 

Liên kết hữu ích

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.