ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 06:29:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bàn giải pháp giảm giá thành nuôi tôm

Báo Cà Mau Tại hội nghị bàn giải pháp giảm giá thành nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh (TC,STC) trên địa bàn tỉnh vào sáng ngày 21/9, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Đây là giai đoạn mà người nuôi tôm TC,STC và cả doanh nghiệp xuất khẩu khó khăn nhất từ trước đến nay, bởi giá thành trong nuôi tôm của tỉnh có thể nói là cao nhất thế giới”.

Hội nghị nhận được sự quan tâm và tham gia của 100 đại biểu ở các lĩnh vực liên quan đến nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh và doanh nghiệp.

Tính đến tháng 8, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là 278.488 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh 1.767 ha, siêu thâm canh 4.612 ha.

Theo đánh giá của các đại biểu tại hội nghị, hiện nay chi phí sản xuất tôm của Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng còn cao hơn so với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Ecuador,... Từ đó, doanh nghiệp khó cạnh tranh về giá tại một số thị trường nhập khẩu lớn, kéo theo người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cũng đang rất khó khăn, đặc biệt là về giá thành.

Thực tế, giá tôm trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến bất lợi cho người nuôi, nhiều cỡ tôm giảm giá ở mức thấp. Cụ thể giá cập nhật ngày 20/8/2023, tôm thẻ chân trắng (ao bạt) từ kích cỡ 20-100 con/kg giảm từ 21.000-62.000 đồng/kg so cùng kỳ năm 2022.

Giá thành tôm nguyên liệu giảm đã khiến đa số người nuôi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, có đến trên 90% các hộ nuôi tôm TC,STC thiếu vốn sản xuất và hình thức sản xuất hiện tại của các hộ nuôi tôm thông qua vốn đầu tư của đại lý, nhà phân phối là chính.

Thiếu vốn nhưng để tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng cũng vô cùng khó, nhất là bằng hình thức tín chấp.

Ông Vũ Hồng Nam, Phó giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh  Cà Mau, cho biết đến nay không có dự án nào đầu tư cho nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh dù vốn của ngân hàng còn rất lớn.

Ông Vũ Hồng Nam, Phó giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Cà Mau, cho biết đến nay không có dự án nào đầu tư cho nuôi tôm TC,STC. Mặc dù thời gian qua có nhiều chính sách khuyến khích cho vay theo hình thức tín chấp, tuy nhiên quà rà soát thì đa phần không đủ điều kiện. Hiện vốn của ngân hàng còn rất lớn.

“Việc cho vay theo hình thức tín chấp thông qua chuỗi liên kết không phải là mới, nhưng các chuỗi này lại không bền vững, rất dễ bị phá vỡ; đã từng xảy ra tỉnh trạng người nuôi bán sản phẩm ra ngoài”, ông Nam nêu thực tế.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, kiến nghị nhiều giải pháp để giảm giá thành trong nuôi tôm TC,STC.

Đặc biệt, thức ăn là loại chí phí chiếm hơn 50% tổng giá thành nuôi tôm. Theo đó, ông Trung đề xuất cần nâng cao hiệu quả sử dụng của thức ăn cho tôm bằng việc lựa chọn thức ăn có độ đạm phù hợp; quản lý thức ăn trong ao nuôi hợp lý, tránh dư thừa; quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng và hấp thụ chuyển hoá thức ăn,… Người nuôi tôm cần hạn chế thấp nhất việc mua thức ăn với hình thức trả chậm; thực hiện liên kết để được hỗ trợ giá; nhà sản xuất và nhà phân phối thức ăn có chính sách hỗ trợ người nuôi.

Ngoài ra, các loại thuốc, hóa chất cải tạo môi trường, thức ăn bổ sung hay nhiên liệu, trang thiết bị, dụng cụ cũng là loại chi phí chiếm từ 15-20% trong tổng giá thành nuôi tôm. Do đó, cần chọn các thiết bị phục vụ cho nuôi tôm đảm bảo chất lượng về độ bền (chất lượng bạt lót ao, motor, cầu dao điện, dây dẫn điện,…) và tiêu hao nhiên liệu hiệu quả; cần áp dụng quy trình, công nghệ nuôi giảm sử dụng thuốc, hóa chất cải tạo môi trường; nghiên cứu sử dụng hiệu quả chế phẩm sinh học trong nuôi tôm.

Thức ăn là loại chi phí chiếm hơn 50% tổng giá thành nuôi tôm.

Theo ông Đặng Hải Đăng, thành viên Hội quán nuôi tôm Đoàn Kết (xã Hoà thành, TP Cà Mau), ngoài vốn thì kỹ thuật không kém phần quan trọng. Bởi, chỉ cần xử lý nước tốt thì chi phí trong nuôi tôm có thể giảm rất lớn.

“Bản thân áp dụng quy trình xử lý nước nhanh, thực tế đã qua cho thấy mang lại hiệu quả rất cao, số hoá chất và các nguồn nguyên liệu bổ sung giảm gần 15%, thậm chí giảm luôn cả chi phí lao động, chi phí điện, nhiên liệu để vận hành các hệ thống trang thiết bị”, ông Đăng chia sẻ.

Giá tôm trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến bất lợi cho người nuôi, nhiều cỡ tôm giảm giá ở mức thấp.

Theo dự báo, thị trường xuất khẩu thuỷ sản có nhiều yếu tố thuận lợi và cơ hội phục hồi lại. Do đó, để giúp người nuôi tôm vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi lại sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, ông Trung kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương có giải pháp bình ổn giá tôm nguyên liệu và giá thức ăn, vi sinh, hóa chất, thuốc thú y thuỷ sản,... để người dân an tâm và chủ động sản xuất.

Đồng thời, giảm lãi suất ngân hàng, khoanh nợ; ban hành cơ chế chính sách đặc thù ưu đãi cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Có chính sách hỗ trợ hình thành các vùng nguyên liệu trong nước để phục vụ cho sản xuất, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Rà soát và ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, nhất là về vốn,…

Phó chủ tịch UBND Lê Văn Sử chỉ đạo xây dựng liên kết chuỗi bền vững cho con tôm thâm canh, siêu thâm canh.

Kết luận hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo Sở NN&PTNT tập trung xây dựng liên kết chuỗi trong nuôi tôm TC,STC để hướng tới sản xuất bền vững và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với vốn tín dụng.

Theo đó, mời các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào có thị phần lớn trên địa bàn tỉnh để tham gia liên kết trong chuỗi và mời doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; phối hợp với chính quyền và đoàn thể tiến hành tuyên truyền, vận động hộ nuôi tôm riêng lẻ tham gia vào chuỗi liên kết khi đủ điều kiện. Sau khi đã mời được các thành tham gia chuỗi thì làm việc với các ngân hàng để bàn về hợp đồng liên kết. Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Cà Mau phải là đơn vị tiên phong đi đầu trong tham gia chuỗi sản xuất.

“Ngoài ra, trong chuỗi liên kết này nên hình thành liên hiệp những người làm cùng nghề để thoả thuận, có tiến nói chung để tránh cạnh tranh không lành mạnh cũng như tạo cho chuỗi liên kết trở nên bền vững hơn”, Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ.

Đối với vấn đề vốn tín dụng, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và hoàn thiện các điều kiện để tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, khuyến khích trong tín dụng hiện nay./.

 

Nguyễn Phú - Trầm Nghĩ

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Dự báo thời tiết: Tối ngày 3 và sáng 4/7

Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh, thời tiết trên địa bàn tỉnh đêm 3, ngày 4/7 có mây thay đổi, nắng gián đoạn, nhiều nơi sẽ xuất hiện mưa rào và dông, trong đó có điểm có thể mưa vừa, mưa to.

Ứng dụng mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

“Muốn làm được việc phải hiểu việc; phải có kế hoạch cụ thể, từng bước đi, sâu sát, thực tiễn cuộc sống; phải vào cuộc với sự chủ động, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, đổi mới đất nước và hội nhập sâu rộng cùng thế giới”. Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại Phiên họp lần 3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về kết quả thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN, ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) 6 tháng đầu năm 2025, sáng 2/7.

Nghị định về đăng ký doanh nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Các ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm phó Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh (cũ) và ông Nguyễn Đức Hiển, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Cà Mau (cũ), được bổ nhiệm làm phó Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Đoàn kết, hợp lực, xây dựng quê hương vươn mình

Ngày 1/7 đánh dấu bước khởi đầu quan trọng khi tỉnh Cà Mau chính thức vận hành bộ máy chính quyền cấp xã và cấp tỉnh sau sắp xếp. Trong không khí hân hoan, đội ngũ cán bộ, công chức, cùng giới nhân sĩ, trí thức, doanh nghiệp trên địa bàn đều thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm hợp lực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững bước trong chặng đường mới.

Công bố Quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cà Mau

Sáng 1/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau và triển khai công tác cán bộ.

Khí thế phấn khởi ngày làm việc đầu tiên

Hôm nay, ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Cà Mau chính thức đi vào hoạt động sau sắp xếp. Với tinh thần chủ động và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, chu đáo ngay từ ngày làm việc đầu tiên.

Kỳ họp thứ Nhất, HĐND tỉnh Cà Mau mở ra chặng đường lịch sử mới

Sáng 1/7, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, trọng thể tổ chức Kỳ họp thứ Nhất. Đây là kỳ họp mang tính lịch sử sau khi hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu để công bố các quyết định về công tác cán bộ và thông qua một số vấn đề thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh.

Đoàn công tác Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 1/7, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn công tác của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.