ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:45:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bánh trung thu truyền thống bắt nhịp thời đại

Báo Cà Mau Tuổi thơ của mỗi người đều có ít nhất một lần được quây quần đón Trung thu, được ăn những miếng bánh ngon. Những chiếc bánh trung thu truyền thống đã trở nên quen thuộc. Vậy nên rất dễ hiểu khi nhiều người thích chiếc bánh trung thu mang hương vị cổ truyền, để nhớ về thời thơ ấu nhiều niềm vui, ấm áp bên gia đình.

Theo thời gian, bánh trung thu được người làm bánh không ngừng sáng tạo, đổi mới. Nếu ngày xưa chỉ có nhân thập cẩm gà quay, đậu xanh, khoai môn... thì nay còn có nhân đậu đỏ, yến sào, tiramisu, chocolate, trà xanh... Hạt dưa trong chiếc bánh nguyên bản ngày nào cũng được đa dạng hoá bằng hạt macca, hạt điều, óc chó, hạnh nhân... Vỏ bánh nướng cũng biến tấu theo khẩu vị ưa thích của thực khách bằng cách trộn thêm tinh than tre, bột ca cao, bột trà xanh, bột khoai lang tím... tạo nên màu sắc tươi tắn và kiểu tạo hình cũng thẩm mỹ hơn.

Bánh trung thu truyền thống luôn có chỗ đứng trong nhịp sống hiện đại, nhờ màu sắc, hương vị riêng.

Không vì sự lấn chiếm và biến hoá đa dạng của bánh trung thu hiện đại mà bánh trung thu truyền thống chết đi. Nó có sức sống bền bỉ riêng, dựa vào bề dày lịch sử lâu đời ăn sâu trong tiềm thức người Việt. Bánh trung thu truyền thống mang nhiều giá trị dinh dưỡng và hợp khẩu vị người Việt nhất. Nhân bánh gồm những loại nguyên liệu cơ bản như: thịt xá xíu, lạp xưởng, hạt sen, hạt dưa, mứt bí, mỡ đường... hoà trộn tạo nên vị ngọt, bùi, béo dung hoà, cân bằng, sừng sực của các loại hạt, tạo nên sự ngon miệng, dễ ăn và càng ăn càng cuốn. Ðặc biệt, khi ăn, kết hợp với nước trà hoặc hoa quả tươi có vị chua ngọt, để lại cho người ăn cảm giác khó quên vì sự thơm ngon, vị ngọt còn níu giữ nơi cổ họng.

Chị Ðinh Hà Duyên, Phường 5, chia sẻ: “Tôi thích mang bánh truyền thống biếu tặng ông bà, cha mẹ, bạn bè. Bánh truyền thống ăn hoài không thấy chán, vừa nhâm nhi bánh, uống trà, vừa trò chuyện, hết dĩa bánh lúc nào không hay”.

Chị Hoàng Ngọc Cẩm Hiếu, Phường 6, cho biết: “Tôi nghĩ tôi vẫn thích bánh truyền thống. Ðối với tôi, bánh truyền thống không thực sự bắt mắt nhưng hương vị rất hấp dẫn. Thêm nữa, ông bà, cha mẹ của tôi cũng muốn có bánh truyền thống trong ngày trung thu để đãi bạn bè, họ hàng”.

Dù có những giá trị riêng, nhưng bánh trung thu truyền thống vẫn phải thay đổi để bắt kịp thị hiếu của người dùng thời nay. Bên cạnh chọn nguyên liệu tươi ngon nhất, mỗi người làm bánh lại có công thức gia truyền khác nhau, bởi vậy bánh trung thu truyền thống của từng cơ sở có hương vị đặc trưng rất riêng.

Chị Trần Thị Thu (Phường 5, TP Cà Mau) lựa chọn bánh trung thu truyền thống để biếu bạn bè, người thân sau khi cân nhắc giữa các loại bánh hiện đại với nhiều kiểu dáng đa dạng.

Bên cạnh đó, bánh trung thu truyền thống cũng phải cải tiến mẫu mã và phải thay đổi cách tiếp cận khách hàng. Nếu như trước đây chỉ bán tại nhà thì nhiều lò bánh bắt đầu sử dụng mạng xã hội để quảng bá. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được các lò bánh truyền thống đề cao, để bánh dù hạn sử dụng ngắn nhưng vẫn cạnh tranh được, vì sự ngon miệng và tốt cho sức khoẻ người dùng.

Chị Kim Ngân, chủ tiệm bánh Phúc Khang, thông tin: “Theo kinh nghiệm bán bánh nhiều năm, tôi thấy bánh trung thu truyền thống được các cô, các chú ưa chuộng hơn. Về khẩu vị, các cô, các chú ưa chuộng dòng bánh handmade vì không chất bảo quản, hạn sử dụng ngắn nhưng an toàn cho sức khoẻ. Khi đem biếu tặng, các cô chú vẫn thích dòng bánh truyền thống. Còn các bạn trẻ hiện nay lại thích bánh hiện đại nhiều màu sắc".

Ông Mã Khánh Xuyên, đại diện cơ sở sản xuất bánh trung thu Mã Thanh Thành, cho biết: “Bánh trung thu chủ lực của cơ sở vẫn là bánh thập cẩm gà quay, khoai môn, đậu xanh. Bánh trung thu tươi đóng gói kỹ, bảo quản mát cũng có thể sử dụng trong một tháng. Ngoại trừ những kênh truyền thống như: tạp hoá, bán lẻ tại lò, chúng tôi cũng mở rộng trên TikTok và Facebook, tiếp cận người tiêu dùng xa hơn. Bán theo kênh truyền thống thì chỉ bán tại địa phương, nhưng bán trên mạng xã hội thì mình có thể bán cho nhiều tỉnh khác. Ðối với cơ sở, những người tiếp xúc với thực phẩm sẽ được tập huấn để hiểu cách chế biến; nguyên liệu phải rõ ràng nguồn gốc xuất xứ và còn tươi. Người chế biến làm đúng quy trình bảo quản, đóng gói kỹ thì bánh sẽ giữ được lâu”.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhiều cơ sở sản xuất sáng tạo thêm nhiều loại nhân bánh mới cho người dùng lựa chọn. Về hình thức, mẫu mã, cách trang trí hoạ tiết tuy không có quá nhiều sự thay đổi nhưng những chiếc bánh trung thu truyền thống vẫn có sức hấp dẫn riêng. Người lớn tuổi tìm đến thứ bánh này vì không thể quên được hương vị đặc trưng. Còn với người trẻ, giữa cuộc sống hiện đại lại muốn hoài niệm về những nét đẹp truyền thống được truyền tải từ hương vị chiếc bánh. Tất cả những điều ấy đã tạo nên sức sống vượt thời gian, với những bước chuyển mình "bắt nhịp" thời đại của bánh trung thu truyền thống./.

 

Lam Khánh

 

Liên kết hữu ích

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Phấn đấu hoàn thành sớm chương trình xoá nhà tạm

Huyện Phú Tân đã và đang huy động mọi nguồn lực để hiện thực hoá giấc mơ an cư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Trao tặng 2 căn nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn

Chiều 16/4, Công đoàn Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam phối hợp với Cảng Hàng không Cà Mau tổ chức trao tặng 2 nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn trên địa bàn Phường 6 và phường Tân Thành, TP Cà Mau, tổng giá trị 120 triệu đồng.

Gỡ khó, đẩy nhanh xoá nhà tạm

Quyết tâm triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện U Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn với những hộ không đất xây cất nhà; kiên quyết không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ðẩy nhanh tiến độ thông xe kỹ thuật cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào là một trong những công trình trọng điểm trong tuyến trục Ðông - Tây, kết nối cửa biển Sông Ðốc của tỉnh Cà Mau đến cửa biển Gành Hào của tỉnh Bạc Liêu. Ðây là công trình không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực ven biển của 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu.

Ký kết hợp đồng tín dụng dự án nhà ở xã hội

Sáng nay (15/4) Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển đến dự Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietinbank Cà Mau) với Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng Á Đông (Á Đông Holdings).

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.