Mục Bàn tròn văn hóa, trên trang 2 có bài “Ðịa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống. Bài viết thông tin, để góp phần đưa hiện vật và những câu chuyện gắn liền với hiện vật, gắn với di sản và truyền thống dân tộc đến với công chúng, tháng 12/2014, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức triển lãm hình ảnh, hiện vật để Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. Ðặc biệt, nơi đây đã trở thành địa điểm học tập, giáo dục truyền thống cho học sinh.
Mục Bàn tròn văn hóa, trên trang 2 có bài “Ðịa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống. Bài viết thông tin, để góp phần đưa hiện vật và những câu chuyện gắn liền với hiện vật, gắn với di sản và truyền thống dân tộc đến với công chúng, tháng 12/2014, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức triển lãm hình ảnh, hiện vật để Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. Ðặc biệt, nơi đây đã trở thành địa điểm học tập, giáo dục truyền thống cho học sinh.
Lịch sử quê hương Cà Mau và lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi lại những chiến công chói lọi của Ðội Biệt động Cà Mau, đặc biệt là trận đánh ngày 3/4/1970 vào Ty Cảnh sát An Xuyên của chị Hồ Thị Kỷ, Huỳnh Thị Kim Liên và cháu Hồ Thuý Nghiêm (con thứ 9 của chị Liên). Cả 3 người đều đã hy sinh anh dũng, đã hoá thân vào quê hương Cà Mau thân yêu. Một trận càn của địch bị bẻ gãy ngay từ nơi xuất phát, 27 tên, trong đó có 1 sĩ quan cố vấn Mỹ bị tiêu diệt, 3 xe quân sự và bốt gác của địch bị phá sập. Kẻ thù kinh hồn bạt vía. Kỷ niệm 45 năm ngày Anh hùng Hồ Thị Kỷ, Huỳnh Thị Kim Liên, Hồ Thúy Nghiêm hy sinh (3/4/1970-3/4/2015), trang 3 đăng tải bài Viết tiếp về chiến công của các nữ anh hùng, nhằm giúp người đọc hiểu hơn về sự hy sinh anh dũng của các chị.
Snh năm 1949, ở Cà Mau, tham gia công tác năm 12 tuổi, trải qua các công việc từ Đội Thiếu niên tiền phong, du kích xã, giao liên, giáo viên… Sau ngày đất nước thống nhất bà làm việc ở ngành văn hoá tỉnh Kiên Giang cho đến tuổi nghỉ hưu. Bà là tác giả của 8 đầu sách, đã và đang viết kịch bản phim truyền hình và có nhiều công trình sưu tầm văn hoá dân gian. Bà chính là là Nguyễn Mỹ Hồng, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Bài Cây bút Mỹ Hồng lặng lẽ góp mật cho đời, trên trang 9, giúp bạn đọc hiểu hơn về những cống hiến thầm lặng của bà.
Trong suốt thời gian chiến tranh khốc liệt diễn ra, cô Tư Mãnh đỡ sinh “mẹ tròn con vuông” cho gần 200 đồng bào trong và ngoài vùng giải phóng. Ngoài kinh nghiệm, giỏi tay nghề, ở cô còn có tấm lòng, cái tâm trong sáng. Cũng chính vì vậy mà khi nghỉ hưu, tham gia Chi hội Người cao tuổi khóm 8, phường 8, bà đưa chi hội phát triển nhanh chóng về số lượng và hoạt động vô cùng hiệu quả. Bà đã xây dựng chi hội người cao tuổi từ hoạt động yếu trở nên mạnh nhất nhì TP Cà Mau. Bút ký Bà mụ Tư Mãnh, trên trang 11.
Ông chèo xuồng khắp mọi ngỏ ngách trong cánh rừng. Ông lượm những con chim non bị rơi, trả chúng về với tổ. Những con chim này làm ông nhớ về vợ con và cả ông bà cô bác bị Khmer đỏ tàn sát ở Ba Chúc. Ông không làm được gì cho những người đã chết. Ông chỉ biết cứu vớt những con chim trong cánh rừng này để mong sao linh hồn những người thân nhẹ nhàng ra đi… Truyện ngắn Ở lại Tràm Chim, trên trang 8.
Ngoài ra, Báo Cà Mau Cuối tuần, số 2764, phát hành thứ bảy, 4/4/2015, còn nhiều tin, bài về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, giải trí, và nhiều tin, bài trên các lĩnh vực khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.