Trường Cơ điện – Hàng hải 373 và Trường Thiếu sinh quân 673 được xây dựng cách đây 42 năm, tại ngọn Cái Bẹ, Tắc Ông Thầy thuộc địa bàn xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi. Đây là 2 ngôi trường được Trung đoàn 962 “khai sinh” trong điều kiện chiến tranh diễn ra ác liệt, là chủ trương táo bạo mang tầm chiến lược lâu dài phục vụ cho các hoạt động trên sông, biển của đơn vị. Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, nguyên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 962 và cựu giáo viên, học sinh Trường Hàng hải – Cơ điện 373 và Trường Thiếu sinh quân 673 rất đỗi tự hào trước công trình Nhà truyền thống về 2 ngôi trường này vừa mới hoàn thành đưa vào sử dụng.
Trường Cơ điện – Hàng hải 373 và Trường Thiếu sinh quân 673 được xây dựng cách đây 42 năm, tại ngọn Cái Bẹ, Tắc Ông Thầy thuộc địa bàn xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi. Đây là 2 ngôi trường được Trung đoàn 962 “khai sinh” trong điều kiện chiến tranh diễn ra ác liệt, là chủ trương táo bạo mang tầm chiến lược lâu dài phục vụ cho các hoạt động trên sông, biển của đơn vị. Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, nguyên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 962 và cựu giáo viên, học sinh Trường Hàng hải – Cơ điện 373 và Trường Thiếu sinh quân 673 rất đỗi tự hào trước công trình Nhà truyền thống về 2 ngôi trường này vừa mới hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đây là công trình ý nghĩa được xây dựng bằng tấm lòng và sự quyết tâm của những con người trân trọng giá trị lịch sử, nung nấu nguyện vọng tri ân quê hương và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ghi nhận trong bài Công trình thắm đượm tình quân – dân, trên trang 2.
Tin ở tương lai, nhan đề bài viết trên trang 7. Vấp phải lỗi lầm và bị kết án 30 tháng tù ở tuổi 55, cứ tưởng cuộc đời ông Nguyễn Văn Lắm, ấp 11, xã Khánh An, huyện U Minh sẽ chấm hết, bởi mặc cảm của ông càng nặng nề hơn khi nghĩ đến truyền thống cách mạng từ dòng tộc. Thế nhưng, bằng sự nỗ lực của bản thân, sự an ủi, động viên từ những người thân trong gia đình và sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, ông Lắm đã tìm lại được niềm tin vào cuộc sống, phấn đấu vươn lên và trở thành chỗ dựa cho nhiều mảnh đời cùng cảnh ngộ.
Nhạc sĩ Phan Thao là một trong những nhạc sĩ thành danh trong kháng chiến. Ông viết đủ thể loại, từ nhạc quê hương, nhạc cách mạng, hợp xướng... Ở thể loại nào, ông cũng thành công. Nhạc của ông nhẹ nhàng, gần gũi như chính như con người của ông, và nó trở thành thế mạnh không lẫn lộn vào ai được. Có lẽ, khói đốt đồng, con sông quê, tiếng gọi nhau ơi ới ngày mùa… đã ăn sâu vào máu thịt của ông. Bài Nhạc sĩ Phan Thao - Quê hương và những khúc tình ca, trên trang 11.
“…Ðại đội đó đã đánh cừ đến nỗi tên trung tướng nguỵ chỉ huy cuộc hành quân vào Kinh Xuôi đã phải kêu lên trong vô tuyến điện báo về Sài Gòn rằng: Chúng đã đụng phải một trung đoàn “Việt cộng” thật mạnh, đánh không thủng, yêu cầu cho tiếp viện”. “Ðiều cần chú ý là đại đội đó hôm ấy lại vắng mặt ban chỉ huy”. “Từ đó về sau, cũng là lúc mà cuộc chiến đấu trở nên khốc liệt nhất. Nguyên đã trở thành linh hồn của đại đội. Có những người mà trong những giờ phút gay go sinh tử, dường như chỉ riêng sự có mặt của họ tại nơi đó cũng đã đủ đem lại cho mọi người một niềm tin vững chãi và một nguồn phấn khởi lớn lao. Sự bình tĩnh, óc sáng suốt cùng nhiệt tình, dũng khí của họ đã toả ra và truyền sang cho tất cả mọi người. Ðó là trường hợp của Nguyên, Tổ trưởng Ðảng Trung đội trưởng Trung đội 2”, truyện ngắn Mũi dao nhọn, trên trang 8.
Ngoài ra, Báo Cà Mau Cuối tuần, số 2772, phát hành thứ bảy, 18/4/2015, còn nhiều tin, bài về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, giải trí, và nhiều tin, bài trên các lĩnh vực khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.