Từ những ngày tháng 7 vừa qua, tin Thủ tướng Chính phủ có chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng biển Hòn Khoai đã làm nức lòng người dân nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc. Ðây là cảng tổng hợp quốc gia có thể đón các tàu biển tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay, với dự kiến nguồn vốn đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD.
Từ những ngày tháng 7 vừa qua, tin Thủ tướng Chính phủ có chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng biển Hòn Khoai đã làm nức lòng người dân nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc. Ðây là cảng tổng hợp quốc gia có thể đón các tàu biển tải trọng lớn nhất thế giới hiện nay, với dự kiến nguồn vốn đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD.
Tiềm năng về biển của Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung luôn được dân tộc Việt Nam khẳng định ở cả phương diện kinh tế lẫn văn hoá. Trải dài hơn 4.000 năm lịch sử, dân tộc ta luôn có nhiều cách giữ gìn và phát huy thế mạnh nghề biển. Nhìn ra phía biển, thấy được tiềm năng, ta lại nhớ đến người xưa qua từng câu chuyện giữ biển. Bài Nhìn ra phía biển ngẫm lại chuyện xưa, trong mục Bàn tròn văn hoá, trên trang 2.
Cứ năm, mười bữa, nửa tháng, tụi lính đồn Giá Ngự lại rải quân chốt đường yểm trợ cho tụi giải tù về Chi khu Cái Nước. Những trưa chúng thường cởi trần, dựng súng, nằm dưới bóng cây ngủ dật dựa. Quán ven đường nhà má Mười cũng là nơi bọn chúng thường lui tới nước nôi, phì phèo khói thuốc. Thấy bọn giặc nhiều sơ hở, má Mười bàn với các con tổ chức tiêu diệt chúng. Và rồi, chỉ với dao, mác, gia đình má Mười đã giết được 5 tên giặc, thu được 4 cây súng và một số lựu đạn, dao găm. Chiến công này vào năm 1960, khi mà cách mạng còn thiếu thốn vũ khí, khi chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp miền Nam tàn sát những người làm cách mạng và người dân chúng cho là có dính líu, đó là chiến tích phi thường. Bài Gia đình má Mười giết giặc, trên trang 3.
Nhắc đến Nhà văn Nguyễn Thanh (Mười Thanh), rất nhiều người biết anh qua những trang viết, từ báo chí đến văn học hồi thập niên 60 của thế kỷ trước cho đến nay. Cả đời cầm bút, Nguyễn Thanh đã để lại dấu ấn khó quên đối với những ai đã từng đi qua cuộc chiến tranh trên vùng đất Tây Nam Bộ. Hơn 70 tuổi rồi nhưng anh vẫn còn thao thức những trang văn. Anh chia sẻ: “Còn những điều chưa nhắc, chưa nói lắm. Cái vĩ đại của những người làm nên chiến thắng không chỉ ở các binh đoàn, vũ khí hiện đại, hay tầm chiến lược mà đó còn là cây kim, sợi chỉ của người mẹ nghèo, cái bánh lá dừa của hội phụ nữ kháng chiến, con cá, lá rau trong vườn chị Sáu, cô Ba với những bữa cơm đạm bạc đón bộ đội về làng…”. Bút ký Nhà văn Nguyễn Thanh - Viết để trả nợ ân tình, trên trang 8.
Chiều ngày 4/12/1990, cơn lốc bất ngờ ập tới. Lúc đó, trên Nhà giàn Phúc Tần có 9 cán bộ, chiến sĩ. Trước sức tàn phá của lốc tố, anh em đã bình tĩnh ra sức chống chọi. Nhưng đến 3 giờ sáng, con sóng như quả núi ập tới, đánh sập hoàn toàn nhà giàn, cuốn theo 9 cán bộ, chiến sĩ xuống biển đêm. 3 người đã hy sinh. Đó là 3 trong số 10 các bộ, chiến sĩ hy sinh thời bình trong khi làm nhiệm vụ tại các cụm nhà giàn DK1. Các anh ngã xuống cho biển đảo nở hoa, cho các nhà giàn mãi mãi trường tồn giữa ngàn khơi Tổ quốc. Bài Tượng Đài bất tử trên sóng biển Đông, trên trang 9.
Chi tiết mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.