Hái hoa cau là một trong những nghi lễ quan trọng trong lễ cưới truyền thống của người Khmer. Vào ngày thứ nhất của lễ cưới, khi mặt trời mới soi rõ đường chỉ tay, người hướng dẫn nghi lễ đại diện nhà trai không ngại khó dẫn dắt chú rể đi tìm hoa cau trong phum sóc. Hoa cau được lựa chọn từ cây cau tươi tốt, trái đẹp, đầy buồng, có nhiều hoa, không hư hỏng để tượng trưng phẩm chất của cô dâu. Trước khi hái phải thiết lễ cúng xin phép thần đất, thần nước ngay gốc cau. Người lên hái hoa cau được lựa chọn là 1 hoặc 2 thanh niên có gia đình hạnh phúc. Sau khi hái hoa cau xuống thì có 2 thiếu nữ đón nhận.
Hái hoa cau là một trong những nghi lễ quan trọng trong lễ cưới truyền thống của người Khmer. Vào ngày thứ nhất của lễ cưới, khi mặt trời mới soi rõ đường chỉ tay, người hướng dẫn nghi lễ đại diện nhà trai không ngại khó dẫn dắt chú rể đi tìm hoa cau trong phum sóc. Hoa cau được lựa chọn từ cây cau tươi tốt, trái đẹp, đầy buồng, có nhiều hoa, không hư hỏng để tượng trưng phẩm chất của cô dâu. Trước khi hái phải thiết lễ cúng xin phép thần đất, thần nước ngay gốc cau. Người lên hái hoa cau được lựa chọn là 1 hoặc 2 thanh niên có gia đình hạnh phúc. Sau khi hái hoa cau xuống thì có 2 thiếu nữ đón nhận.
Đại diện nhà trai cột chỉ tay cho hoa cau và các đôi thanh niên nam, nữ tham gia hái hoa cau, đồng thời tặng quà, tiền cho họ... Hai bẹ hoa cau vừa hái được để lên mâm vàng, mâm bạc và tất cả mọi người cùng đến nhà gái. Trong nghi thức hái hoa cau thì âm nhạc cũng là một thành phần không thể thiếu. Từ khi đưa chú rể cùng họ nhà trai đi hái hoa cau đến khi mang hoa cau đến nhà cô dâu, dàn nhạc liên tục được diễn tấu... Đây là những bài hát, điệu nhạc cầu mong cô dâu, chú rể được hạnh phúc, bình an. Bài Nghi thức hái hoa cau trong lễ cưới người Khmer, trên trang 7.
Trong hai năm làm Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Ông Muộn, vợ Hai Luận đã làm cho gần 30 chị em phụ nữ ở ấp có suy nghĩ tiến bộ, mạnh dạn đưa mấy ông chồng đánh vợ ra cho ấp biết, giúp mấy ông chồng nhận ra được cái sai, cái lỗi của mình, xây dựng gia đình hạnh phúc. Vợ Hai Luận còn tự bỏ ra 29 triệu đồng để giúp chị em làm kinh tế. Cứ mỗi chị cần tiền mua hạt giống rau màu là vợ Hai Luận cho mượn 2 triệu đồng; mua heo giống để chăn nuôi được cho mượn 4 đến 5 triệu đồng. Số tiền cứ vậy quay vòng, chị em trả lại tiền và vợ Hai Luận tiếp tục dùng tiền đó cho những chị em khác cần vốn mượn. Vui nhất là Tết vừa rồi, vợ Hai Luận cho 4 chị trong xóm mượn 8 triệu đồng mua hạt giống bông vạn thọ trồng. Bốn chị bội thu, vui quá kéo nhau lại nhà vợ Hai Luận nhậu tưng bừng… Bút ký Vợ Hai Luận, trên trang 11.
Có những chén thuốc uống vào để chữa bệnh, nhưng có những chén thuốc uống cốt mong huỷ hoại thân thể để không cầm súng bắn vào đồng chí, đồng đội mình. Dẫu vậy những ẩn khuất ấy không phải một sớm một chiều giải toả được. Nhưng rồi thời gian cũng mang trả về những chân giá trị cho cuộc đời. Đó là câu chuyện của gia đình ông Chín Hột trong truyện ngắn Chén thuốc, trên trang 8.
Ngoài ra, còn nhiều tin, bài trên lĩnh vực văn nghệ, giải trí, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.