Mục Vấn đề cần quan tâm trên trang 2 có bài Kiến nghị giao địa phương quản lý tiền xử phạt vi phạm về giao thông. Trước đây, tất cả tiền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đều do địa phương quản lý và lập kế hoạch chi bồi dưỡng cán bộ, chi phí xăng dầu phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, đầu tư phương tiện, thiết bị…
Mục Vấn đề cần quan tâm trên trang 2 có bài Kiến nghị giao địa phương quản lý tiền xử phạt vi phạm về giao thông. Trước đây, tất cả tiền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đều do địa phương quản lý và lập kế hoạch chi bồi dưỡng cán bộ, chi phí xăng dầu phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát giao thông, đầu tư phương tiện, thiết bị…
Tuy nhiên, từ khi áp dụng theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính (có hiệu lực tháng 7/2013) và Thông tư 199 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2014), thì khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, các tỉnh, thành phố chỉ giữ lại 30%, còn 70% phải nộp về ngân sách Trung ương, giao cho Bộ Công an quản lý. Hằng năm, các địa phương phải lập dự toán kinh phí hoạt động thì mới được chi. Từ đó, không ít địa phương thiếu kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền và tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông. Đây là vấn đề được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp tục yêu cầu Bộ Tài chính xem xét tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2014.
Cũng trên trang 2 thông tin, trong năm 2014, toàn quốc xảy ra 25.322 vụ TNGT, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 4.063 vụ, giảm 373 người chết và 5.083 người bị thương. Có 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì TNGT. Có 10 địa phương giảm trên 20% số người chết, trong đó có Cà Mau. Có 9 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, đặc biệt có 5 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, Kon Tum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre. Đó là những thông tin trong hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm ATGT năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015 vào ngày 13/1 vừa qua.
Trang 3 đăng tải Thông báo Hội nghị Trung ương 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
Vai trò của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ tạo ra các giá trị vật chất làm giàu cho riêng mình và đóng góp vào ngân sách Nhà nước mà mà còn góp phần không nhỏ vào công tác an sinh xã hội. Thời gian qua, một số tập đoàn, doanh nghiệp gắn việc kinh doanh với quyền lợi người lao động, đóng góp vào an sinh xã hội với việc xây trường học, thực hiện các chương trình thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn…Nội dung chi tiết trong bài Gắn kết doanh nghiệp với cộng đồng, trên trang 11.
Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học, ngành giáo dục và đào tạo Cà Mau khuyến khích các trường xã hội hoá việc đầu tư mua máy vi tính, các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và học tập. Hiện toàn tỉnh có 566 đơn vị trường học sử dụng công nghệ thông tin, trong đó bậc mầm non 130, tiểu học 276, trung học 149, còn lại là các trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều trường học có những sáng tạo mới nhằm phục vụ dạy và học. Năm học 2013-2014, Sở Giáo dục và Ðào tạo đã xét khen thưởng cho nhiều sản phẩm tham gia dự thi ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Bài viết Ứng dụng công nghệ thông tin - Nâng cao chất lượng giáo dục, trên trang 4.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số 2726, chuyên đề Giáo dục và Tri thức, phát hành thứ tư, 14/1/2015, còn nhiều tin, bài về lĩnh vực giáo dục và nhiều tin, bài thời sự khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.