Đảng bộ Báo Cà Mau được thành lập năm 2012, có 35 đảng viên, sinh hoạt tại 3 chi bộ. 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy cấp trên, Đảng bộ Báo Cà Mau thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo Đảng địa phương - là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và diễn đàn của Nhân dân trong tỉnh. Nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ Báo Cà Mau phát huy sức mạnh đoàn kết, xây dựng Đảng bộ và Tòa soạn phát triển toàn diện.
Đảng bộ Báo Cà Mau được thành lập năm 2012, có 35 đảng viên, sinh hoạt tại 3 chi bộ. 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy cấp trên, Đảng bộ Báo Cà Mau thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo Đảng địa phương - là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và diễn đàn của Nhân dân trong tỉnh. Nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ Báo Cà Mau phát huy sức mạnh đoàn kết, xây dựng Đảng bộ và Tòa soạn phát triển toàn diện. Qua đó, 5 năm liền Đảng bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”, trong đó có 2 năm được Ban Thường vụ Đảng ủy Dân Chính Đảng công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Đó là kết quả nổi bật của BCH Đảng bộ Báo Cà Mau khóa X trình Đại hội đảng viên Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020, được tổ chức vào ngày 15/4. Thông tin được đăng trên trang 2.
Ngoài ra, trên trang 2 còn các thông tin nổi bật khác như: Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây đồng bào Khmer; Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thăm các công trình chào mừng Đại hội Đảng; Các xã điểm xây dựng nông thôn mới đạt bình quân 14 tiêu chí; Ngày 19/4/2015 sẽ khánh thành Nhà Truyền thống Trường Thiếu sinh quân – Đoàn 962.
Trang 8 có bài Đổi đời nhờ kinh tế rừng. Ðã qua, huyện U Minh được chủ trương của tỉnh cho phép khai thác rừng thường xuyên, không có giới hạn về mặt thời gian. Chỉ cần tới chu kỳ và đủ điều kiện là được phép khai thác bất kể mùa mưa hay mùa khô. Chính sự năng động, linh hoạt trong cơ chế quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Trước đây, khi giới hạn về mặt thời gian, cây tràm thường bị ép giá, thì nay tình trạng này không còn. Bên cạnh đó, với việc hưởng tỷ lệ ăn chia khá, người dân đã có ý thức rất cao trong công tác phòng, chống cháy. Việc tận dụng đất bờ bao để trồng hoa màu cũng tạo thành đường băng xanh cản lửa hiệu quả nếu chẳng may có cháy xảy ra.
Không phải nuôi, không cần vốn liếng, chỉ con dao phay hoặc dao yếm, mấy cái bọc ni-lông trắng còn mới, một ít dây thun khoanh, ống quẹt ga và vài điếu thuốc; đi xa thì xe máy, đi gần thì xe đạp, thậm chí đi bộ cũng không sao. Thế nhưng, chỉ mấy tháng mùa nắng có người thu nhập vài triệu, có người kiếm được hàng chục triệu đồng. Đó là nghề “săn” mật ong ruồi. Chi tiết trong bài “Săn” mật ong ruồi, trên trang 9.
Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là nơi ngư dân nghèo, người tha hương cầu thực về tụ lại với nhau. Khi nhập thành khóm 6, khu này có tên mới “xóm Thuỷ Lợi”. Và khi thành khóm 6B, vì vị trí chia cắt, điều kiện phát triển khó khăn, lại nảy sinh thêm Dự án Xẻo Quao, người ta gọi nó là “xóm đảo”. Cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tình hình an ninh trật tự phức tạp khiến các cán bộ địa phương nơi đây cũng hết sức nhọc nhằn. Thực trạng trên được phản ánh trong bài Nhức nhối “xóm đảo”, trên trang 11.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số 2771, phát hành thứ sáu, 17/4/2015, còn nhiều tin, bài về Chuyên đề Nông nghiệp – Nông thôn và nhiều tin, bài thời sự khác, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.