ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 22:56:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo tồn di sản truyện kể bác Ba Phi

Báo Cà Mau (CMO) Thằng bạn nối khố của tôi có khiếu hài hước bẩm sinh, những mẩu truyện cười dân gian được nó lượm lặt, xâu chuỗi lại rồi “thêm mắm dặm muối” là có “sản phẩm” riêng để chọc cười bạn bè. Và, chúng tôi thường bảo nó nói dóc như... bác Ba Phi.

Không chỉ người dân quê tôi mà ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, mỗi khi nghe ai kể chuyện hóm hỉnh, có tính ngoa dụ thì thường hay ví von người đó: “Nói chuyện như bác Ba Phi”. Bởi, bác Ba Phi (Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi 1884-1964) là người khả năng sáng tạo tác phẩm và tự mình biểu diễn bất cứ chỗ nào, miễn có người nghe, mà không phân biệt trẻ nhỏ hay người già. Những truyện kể của bác Ba Phi không nhằm phê phán, đả kích hay quá trào lộng, mà chủ yếu ca ngợi sự phong phú, đa dạng sản vật thiên nhiên quanh vùng rừng U Minh rồi phóng đại ly kỳ thành truyện dí dỏm.

Tấu hài dựa theo truyện cười của bác Ba Phi, tại buổi lễ ra mắt CLB Kể chuyện bác Ba Phi.

Với cái duyên, cái thần và thường kết thúc bằng câu: “Hổng tin hỏi bác gái bây coi”, bác Ba Phi đã tạo tiếng cười sảng khoái cho người nghe. Dẫu rằng, bác Ba Phi cũng từng thừa nhận: “Tao đang nói dóc đó đa, đứa nào tin ráng chịu!”, nhưng truyện kể của bác Ba Phi vẫn được người nghe truyền khẩu, phổ biến trong miệt rừng U Minh rồi nhanh chóng thành một hiện tượng văn hoá đặc sắc trong khắp vùng Nam Bộ và lan toả ra cả nước.

Từ vài chục truyện cười phiên bản gốc của bác Ba Phi, “con cháu bác Ba Phi” đã thêu dệt, sáng tạo thêm những câu chuyện mới trong đời sống xã hội dựa theo cách kể chuyện đậm chất nông dân với những phương ngữ đặc trưng vùng miền của bác Ba Phi. Ðưa tên tuổi bác Ba Phi vượt ra khỏi địa giới U Minh, trở thành nhân vật huyền thoại về những câu chuyện truyền kỳ, làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân gian.

Gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị độc đáo của truyện kể bác Ba Phi, tháng 3/2021, UBND huyện Trần Văn Thời đã quyết định thành lập Câu lạc bộ (CLB) Kể chuyện bác Ba Phi, nhưng do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên đến tháng 5/2022, CLB này mới chính thức tổ chức lễ ra mắt tại Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi, toạ lạc ấp Lung Tràm, thuộc xã Khánh Hải.

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao, Chủ nhiệm CLB Kể chuyện bác Ba Phi huyện Trần Văn Thời: “Việc thành lập CLB là để sưu tầm, lưu giữ những câu chuyện kể của bác Ba Phi, tập hợp những nghệ nhân có năng khiếu, đam mê nghệ thuật cùng tham gia tập luyện tiểu phẩm dựa theo truyện kể để phục Nhân dân. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến cho người dân, đặc biệt là học sinh, đoàn viên, thanh niên hiểu sâu hơn về Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi, người con ưu tú của vùng đất Cà Mau đã đi vào huyền thoại truyện cười dân gian. Ðồng thời, CLB Kể chuyện bác Ba Phi cũng tổ chức giao lưu với các CLB cùng sở thích, CLB Ðờn ca tài tử trong và ngoài tỉnh. Qua đó, tôn vinh, bảo tồn loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc riêng có ở Cà Mau và tạo thêm điểm nhấn để phát triển du lịch của huyện nhà”.

Từ khi chính thức hoạt động đến nay, CLB Kể chuyện bác Ba Phi duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng và biểu diễn phục vụ miễn phí khi có yêu cầu của khách tham quan. Một trong những truyện kể tiêu biểu của bác Ba Phi là “Cọp xay lúa”, được thành viên CLB dựng tiểu phẩm diễn phục vụ đoàn cán bộ hưu trí đến từ TP Biên Hoà (tỉnh Ðồng Nai). Với lối thể hiện mộc mạc, ngôn ngữ đậm chất Ba Phi đã làm các cô, chú không nhịn được cười. Ðồng thời, tiểu phẩm này, CLB cũng đã phục vụ đoàn làm phim Ký sự phương Nam của Ðài Truyền hình Vĩnh Long.

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, truyện kể bác Ba Phi ngay sau lễ ra mắt CLB.

Vừa qua, Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện đã phối hợp Thư viện tỉnh, UBND xã Khánh Lộc tổ chức ra mắt phòng đọc sách tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng xã để người dân địa phương tìm hiểu về cuộc đời, truyện kể bác Ba Phi. Theo đó, thành viên CLB đã diễn tiểu phẩm “Lưỡi nai khô” để phục vụ công chúng…

“Tiếp tục nâng cao giá trị tinh thần, bảo tồn di sản của bác Ba Phi, tới đây, không chỉ biểu diễn tấu hài, phối hợp với các địa phương ra mắt phòng đọc sách nói về cuộc đời, truyện kể bác Ba Phi, mà CLB còn xây dựng kế hoạch dựng chập cải lương chuyển thể từ truyện cười của bác Ba Phi để phục vụ bà con địa phương, khách tham quan du lịch trên địa bàn huyện, các điểm du lịch trong tỉnh… Kết hợp truyện cười dân gian, mà tiêu biểu là của vùng đất U Minh với cải lương là cái “gu” của người dân miền Tây, sẽ phản ánh sinh động về thiên nhiên, con người Cà Mau và làm phong phú thêm truyện kể của bác Ba Phi”, ông Nguyễn Thành Trung cho biết.

Bác Ba Phi xứng danh là Nghệ nhân dân gian và Cà Mau tự hào vì có được bác Ba Phi, một con người tài hoa và độc đáo, có bộ óc nhạy bén và sự tưởng tượng phong phú; đã sáng tạo ngẫu hứng những truyện cười hóm hỉnh, làm nên nghệ thuật đặc sắc riêng có ở Cà Mau mà thế hệ hôm nay đang gìn giữ, lưu truyền, tiếp nối phát triển trong tương lai./.

 

Mỹ Pha

 

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.

Hội thi “Bánh chưng xanh” người lính biển

Trong 2 ngày 26-27/1 (nhằm 27-28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội thi “bánh chưng xanh” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về phum sóc

Mùa xuân mới đang điểm tô rực rỡ từ thành thị đến từng làng quê, phum sóc, nhà nhà háo hức đón chào năm mới. Bộ mặt nông thôn đang được thay áo mới, những tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh chạy dài theo các tuyến lộ bê tông. Những cánh hoa tươi thắm khoe sắc như điểm tô cho mùa xuân no ấm, sum vầy.

Tròn đầy yêu thương

Dù không phải là nhà, nhưng ngày Tết ở những nơi đặc biệt như Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng trẻ em SOS, không khí vẫn rộn ràng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương.

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Hương tết quê nhà

Chiều 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Hương tết quê nhà” trong không khí ấm áp của những ngày giáp tết. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ mang lại cho mọi người những trải nghiệm thú vị về tết cổ truyền, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những phong tục, tập quán ngày tết tại vùng đất Cà Mau.

600 phần quà tết ấm lòng người khiếm thị và người khó khăn

Ngày 26/1/2025 ( nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau tổ chức trao 600 phần quà cho người khiếm thị, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân nghèo

Sáng 26/1, tại huyện Thới Bình, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Phan Như Nguyện, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân tỉnh Cà Mau.