ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:00:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ Ðảng trên lĩnh vực tôn giáo

Báo Cà Mau Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tôn giáo hoạt động. Thực tế là, Ðảng ta thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được cụ thể bằng Hiến pháp và pháp luật. Song, công tác tôn giáo vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém. Ðặc biệt, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tôn giáo. Vì vậy, vấn đề tôn giáo luôn mang tính thời sự, hệ trọng trong quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Bài 1: Nhất quán chính sách tôn giáo của Ðảng

Ngày 18/11/2016, Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Theo đó, tại Khoản 5, Ðiều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) đã định nghĩa: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

Chính sách tôn giáo nhất quán từ trong tư tưởng Hồ Chí Minh đến chủ trương, nghị quyết của Ðảng, Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ những ngày đầu thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhất là khi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều kiện thực tế của đất nước ta. Người rất xem trọng công tác tôn giáo và cụ thể thành chính sách “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo rất khoa học, biện chứng, khách quan, toàn diện, sâu sắc, với những nội dung rất phong phú. Ðó là, mối quan hệ đồng hành, gắn bó giữa tôn giáo với dân tộc; Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; Ðoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc; Phát huy giá trị tích cực của tôn giáo phục vụ sự nghiệp cách mạng; Kiên quyết chống lợi dụng tôn giáo và bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Giáo lý tôn giáo chân chính dù khác nhau, nhưng luôn đề cao tính nhân đạo, hướng thiện: “Chúa Giêsu dạy: Ðạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Ðạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Ðạo đức là nhân nghĩa”(1). Theo Bác, đồng bào có tôn giáo hay không có tôn giáo đều giàu lòng yêu nước và đều bị chế độ thực dân, phong kiến thống trị, bóc lột. Ðấu tranh giải phóng dân tộc là nhằm làm cho tôn giáo được tự do và khi đất nước được độc lập, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo tiếp tục đồng hành cùng dân tộc.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong từng giai đoạn cách mạng, Ðảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công tác tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) của Ðảng, đã khẳng định: “Các vấn đề dân tộc và tôn giáo được đặt ra và giải quyết trong tổng thể, theo phương hướng và nội dung cơ bản của nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời hết sức chú ý đến tính đặc thù của từng vấn đề ấy”(2). 

Quá trình đổi mới nhận thức của Ðảng ta về tôn giáo được khẳng định tại Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990, của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Những nội dung cốt lõi là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân”; “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”... Ðặc biệt, gần nhất là văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng đã nêu rõ: “Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc mừng Hội thánh Cao Ðài Minh Chơn Ðạo (ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) nhân dịp lễ Trung ngươn. (Ảnh chụp ngày 28/8/2023). Ảnh:  MỘNG THƯỜNG

Những tồn tại, hạn chế

Những thành tựu về công tác tôn giáo mà Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân ta đạt được rất đáng trân trọng. Song, vẫn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém. Ðó là:

Thứ nhất, một vài tổ chức Ðảng chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức về công tác tôn giáo. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo còn gặp những khó khăn khách quan, như: Trong quy định của một số luật chuyên ngành còn thiếu và chưa đồng bộ đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nên trong quá trình tổ chức thực hiện có lúng túng, trong đó có Luật Ðất đai, Luật Xây dựng, Luật Cư trú, Luật Bảo vệ môi trường... Vai trò của Mặt trận và tổ chức thành viên trong nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo từng lúc chưa sâu sát, bị động trong xử lý các vấn đề phát sinh.

Thứ hai, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; chưa nắm sâu chủ trương, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động hiệu quả. Ðặc biệt, không nắm, hoặc nắm không vững, không chắc giáo lý, giáo luật để đồng cảm, sẻ chia với đồng bào tôn giáo. Từng lúc buông lỏng địa bàn quản lý, cán bộ làm công tác tôn giáo chỉ xuất hiện những dịp diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, lễ, Tết... nên có những tình huống tôn giáo xảy ra luôn trong thế bị động, xử lý không kịp thời, hiệu quả thấp, thiếu tính thuyết phục.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, vận động, cổ vũ về chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng từng lúc, từng nơi chưa hiệu quả. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” có nơi còn xuất hiện “lỗ hổng” về lĩnh vực tôn giáo, khi chưa phát huy vai trò của các tôn giáo, đồng bào các tôn giáo trong các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững...

Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo từng lúc, từng nơi chưa kịp thời, chưa sâu sát. Vì vậy, còn xảy ra trường hợp hoạt động tôn giáo trái pháp luật; hoạt động mê tín dị đoan; lợi dụng tôn giáo để trục lợi bất chính, gây bất bình trong dư luận xã hội.

Thứ năm, vẫn tồn tại trường hợp bộ, ngành, địa phương chậm xử lý dứt điểm một số vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, tranh chấp đất đai, công trình tôn giáo vi phạm pháp luật... dù đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động “núp bóng” tín ngưỡng, dân tộc, tôn giáo trên không gian mạng để chống phá Ðảng, chế độ ta từng lúc chưa kịp thời; tội phạm công nghệ cao đã và đang diễn biến phức tạp; khả năng làm chủ công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, nhất là khả năng tự phòng vệ trên không gian mạng để chặn, lọc, xoá, báo xấu... thông tin độc hại còn những mặt hạn chế.

Nhìn thẳng vào tồn tại và hạn chế trên lĩnh vực tôn giáo để Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân cùng có những quyết sách phù hợp, kịp thời nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Tại tỉnh Cà Mau hiện có 6 tôn giáo đang hoạt động, gồm: Phật giáo, Cao Ðài, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hoà Hảo và Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 157 tổ chức tôn giáo trực thuộc, hơn 1.190 chức sắc và hơn 1.900 chức việc, khoảng 375 ngàn tín đồ các tôn giáo. Bên cạnh đó, còn có các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đa dạng, phong phú, với khoảng 550 cơ sở tín ngưỡng dân gian khác đang hoạt động.


(1) Hồ Chí Minh (2011), sđd, T.4, tr.8.

(2) Ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB CTQG, H.2003.

 

Trúc Hương

Bài cuối: Nhận diện từ xa - Giải pháp kịp thời

 

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

Giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc

Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, từ khi thành lập vào năm 2021 đến nay, hằng năm, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam tiếp nhận và xử lý hàng ngàn tin giả, tin sai sự thật, dán nhãn tin giả và công bố công khai trên website www.tingia.gov.vn, bước đầu tạo được niềm tin trong Nhân dân.

Bảo vệ chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

Công tác tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế đã, đang và tiếp tục được Ðảng, Chính phủ, bộ, ngành và hệ thống chính trị của cả nước thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Ðây là chủ trương lớn, là bước ngoặt, tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Kiên quyết vững bước trên con đường đã chọn

Ðảng Cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của lịch sử. Những thành tựu dưới sự lãnh đạo của Ðảng trong hơn 94 năm qua đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, gần đây trên không gian mạng, các thế lực thù địch không ngừng nêu những quan điểm để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng ta, đòi đa nguyên, đa đảng... Ðó là quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cần đấu tranh phản bác để đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Ðảng ta trên con đường đã lựa chọn.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.

Ðập tan “cơn bão độc” trước thềm đại hội Ðảng

Chưa bao giờ và không lúc nào mà các thế lực thù địch từ bỏ chống phá Việt Nam. Tuy nhiên, trước những vấn đề chính trị lớn của đất nước như trước thềm đại hội Ðảng thì sự chống phá của các thế lực thù địch lại tăng cường mạnh mẽ cả tần suất và tính chất nguy hiểm, khôn lường. Vì vậy, việc đập tan “cơn bão độc” của các thế lực thù địch, với phương châm “ba dự báo, bốn nhận diện, năm giải pháp đấu tranh” là cần thiết, cấp bách, góp phần bảo vệ Ðảng, hệ thống chính trị và Nhân dân.

Nhớ lời Bác dạy, ra sức phát huy sức trẻ

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Người đã đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là vô cùng to lớn. Bác căn dặn thanh niên: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”. Bác luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể vươn mình ra biển lớn, lấy sức trẻ làm giàu cho Tổ quốc, quê hương...”. Khắc sâu lời dạy của Bác, từng đảng viên, đoàn viên, thanh niên Chi đoàn cơ sở Vietcombank Cà Mau luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, phấn đấu thi đua lao động, học tập, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Rèn đức, luyện nghề phụng sự nhân dân

Lúc sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm của mình đến hoạt động ngân hàng và ngành Ngân hàng. Người luôn dặn dò cán bộ ngân hàng phải nâng cao đạo đức cách mạng và hết lòng phục vụ Nhân dân. Để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, viên chức và người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietcombank) luôn có ý thức tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tính tuân thủ, sự cẩn trọng, liêm chính, tận tâm, chuyên cần, ý thức bảo mật thông tin; chủ động tìm tòi, sáng tạo thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời nhấn mạnh: “Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thực hiện tốt vấn đề nêu gương thì mới có thể khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.