Vùng biển Tây Nam có bờ biển dài khoảng 400 km qua hải phận 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, đồng thời tiếp giáp với nhiều nước bạn: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Trong vùng có trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho dân cư sinh sống, phát triển kinh tế biển, cũng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân trên biển.
Vùng biển Tây Nam có bờ biển dài khoảng 400 km qua hải phận 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, đồng thời tiếp giáp với nhiều nước bạn: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Trong vùng có trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho dân cư sinh sống, phát triển kinh tế biển, cũng như xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân trên biển.
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước vùng biển, đảo Tây Nam, với vai trò là lực lượng nòng cốt, thời gian qua, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân chủ động kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4, các lực lượng chức năng, các cấp chính quyền 2 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về hàng hải; tăng cường tuần tra, kịp thời ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền, các vấn đề có liên quan đến an ninh biên giới vùng biển, đảo… Đồng thời, phối hợp thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Từ đó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, môi trường hoà bình trên vùng biển, đảo Tây Nam được bảo vệ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi thay mặt tỉnh Cà Mau nhận quà lưu niệm từ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân. |
Trong năm 2015, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động hàng ngàn lượt người tham gia xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trên vùng biển, các lực lượng độc lập và chủ động phối hợp thường xuyên tuần tra trên biển. Đã ngăn chặn nhiều tàu cá nước ngoài vào khai thác, đánh bắt trên vùng biển nước ta, phát hiện nhiều vụ buôn lậu, xử lý nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thông tin diễn biến của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới kịp thời đến ngư dân, tổ chức huy động sức người, điều động phương tiện để cứu kéo và trục vớt trên 20 phương tiện, giúp dân sửa chữa trên 135 căn nhà bị thiệt hại do thiên tai.
Theo Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Doãn Văn Sở, những năm qua, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa Vùng 5 Hải quân với các lực lượng, các địa phương thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên vùng biển, đảo Tây Nam, góp phần quan trọng vào việc tổ chức phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân trên biển. Tuy nhiên, hoạt động trên vùng biển này đang có những diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, đánh bắt hải sản trái pháp luật… Vì vậy, công tác phối hợp quản lý Nhà nước trong vùng đang đặt ra những yêu cầu mới.
Nằm trong vùng biển, đảo Tây Nam, tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển khoảng 254 km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ÐBSCLvà bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước. Với vùng biển rộng trên 70.000 km2, tiếp giáp với nhiều nước như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… và gần tuyến hàng hải quốc tế, Cà Mau được đánh giá là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước về khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Hiện tại, với đội tàu khai thác biển trên 4.700 chiếc, tổng công suất trên 438.000CV, sản lượng khai thác bình quân hằng năm đạt khoảng 150.000 tấn, góp phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà. |
Để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân xác định việc trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, xác minh thông tin phải được thực hiện tốt hơn nữa. Có như vậy mới đảm bảo cho lãnh đạo, chỉ huy nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Bởi, vùng biển, đảo Tây Nam có ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn và phong phú, thu hút nhiều tàu thuyền đánh bắt từ các tỉnh bạn đến tham gia khai thác. Bên cạnh đó, các tàu của nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta và ngư dân nước ta khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, điều tra, nắm bắt tình hình phải chắc chắn, thông qua nhiều nguồn, kênh thông tin. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển và giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam với hải quân các nước để kịp thời xử lý hiệu quả khi có tình huống xảy ra.
“Các lực lượng chức năng cần phối hợp thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành tốt pháp luật khi tham gia hoạt động trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, chủ động kế hoạch công tác bảo vệ chính trị nội bộ và các công trình quốc phòng - an ninh… nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới trên vùng biển, đảo Tây Nam trong tình mới”, Chuẩn Đô đốc Doãn Văn Sở nhấn mạnh./.
Bài và ảnh: Mã Phi