ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:15:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ phát triển rừng bền vững

Báo Cà Mau (CMO) Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng, bảo đảm chủ động và hiệu quả trong việc chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng… nhằm giảm số vụ, diện tích và tài nguyên rừng bị thiệt hại, là mục tiêu đặt ra trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô này.

Theo bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn, mùa khô năm 2022-2023 kéo dài đến tháng 5/2023. Trạng thái La Nina tiếp tục được duy trì và ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính, nhiệt độ trung bình tại khu vực Nam Bộ thấp hơn khoảng 0,5 độ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nhận định, dù được dự báo có nhiều thuận lợi nhưng mùa khô 2022-2023 khu vực rừng U Minh Hạ, rừng cụm đảo vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng khá cao.

Ðể đảm bảo tập trung lực lượng, phương tiện phục vụ công tác PCCCR, tỉnh đã xác định vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Hiện tại, Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trọng điểm cháy, đây là khu rừng đặc dụng trong hệ thống rừng đặc dụng toàn quốc, có giá trị cao về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, được các tổ chức quốc tế rất quan tâm. Các khu vực có nguy cơ cháy cao tiếp theo là những khu rừng sản xuất có trữ lượng giá trị cao và rừng cụm đảo, nơi được cho là nếu để xảy ra cháy thì rất khó chữa.

Ðược xác định là vùng trọng điểm trong PCCCR nên Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã thành lập tổ tuần tra và tổ lưu động thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong rừng.

Do đó, mục tiêu trong công tác PCCCR vẫn là phải tiếp tục nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và nâng cao hiệu quả trong PCCCR với biện pháp phòng cháy là chính theo phương châm “4 tại chỗ”. Với phương châm này, ông Hải cho biết thêm, đến thời điểm hiện nay, công tác PCCCR đã được triển khai cơ bản hoàn thành tất cả các công tác chuẩn bị. Tất cả các chủ rừng, hộ cá nhân được giao đất, giao rừng và các đơn vị có liên quan đều có quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng trong công tác PCCCR để chủ động trong mọi tình huống khi có cháy xảy ra.

Tại nơi được xác định là trọng điểm cháy rừng, ông Trần Công Hoằng, Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết, ngay từ đầu mùa khô 2022-2023, đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ, quản lý và PCCCR. Ðể quản lý chặt người dân ra, vào rừng trái phép, đề phòng nguy cơ cháy có thể xảy ra, vườn đã thành lập tổ tuần tra thường xuyên và tổ lưu động nhằm tăng cường công tác tuần tra vào thời gian cao điểm.

Một thuận lợi trong công tác PCCCR trên lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ là kể từ mùa khô năm 2021-2022 đơn vị đã được UBND tỉnh cho lắp đặt thí điểm 2 camera quan sát phục vụ công tác PCCCR. Hai camera này có khả năng quan sát với diện tích khoảng 3.000 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt.

"Việc lắp đặt thí điểm 2 camera quan sát bước đầu mang lại hiệu quả, nhất là giảm được 50% lực lượng trực tại khu vực này, giải quyết được tình trạng thiếu lực lượng khi vào mùa khô. Ngoài ra, sau khi phát hiện khói, thông tin được báo về phòng trực của đơn vị và báo trực tiếp vào điện thoại của Ban giám đốc nên cũng có nhiều thuận lợi hơn trong công tác PCCCR", ông Hoằng cho biết thêm.

Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả thật sự của dự án thí điểm này thì theo ông Hoằng vẫn phải cần thêm thời gian. Trước mắt, do camera quét 3 nấc từ gần cho đến xa, với thời gian khoảng 9 phút là hơi dài so với yêu cầu của công tác PCCCR. Hiện nay, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang đề nghị đơn vị lắp đặt tiếp tục rút ngắn thời gian quét để phục vụ công tác PCCCR tốt hơn, cũng như đánh giá tính hiệu quả của dự án để tiếp tục đề nghị triển khai giai đoạn 2 cho toàn bộ hơn 5.000 ha còn lại của đơn vị.

Chủ động từ rất sớm cả phương án, lực lượng cho đến phương tiện là yếu tố then chốt giúp rừng trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua được bảo vệ an toàn trong mùa khô, không xảy ra cháy. Hiện 15 chủ rừng là tổ chức, 1 cộng đồng dân cư (HTX 19/5), 1.615 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và 8 xã, 2 huyện đã xây dựng kế hoạch PCCCR.

Do thời gian qua trong lâm phần đã được đầu tư nhiều công trình dự án PCCCR cũng như chuyển đổi mô hình trồng rừng nên nguy cơ cháy rừng trong mùa khô đã giảm phần nào. Tuy nhiên, nguy cơ cháy rừng vẫn rất cao khi vẫn còn một số người dân lén lút vào rừng lấy mật ong, săn bắt động vật hoang dã, tự ý đốt đất rừng sau khai thác để xử lý thực bì và đốt vệ sinh đồng ruộng… tiềm ẩn khả năng gây cháy rừng trong mùa khô. Một vài doanh nghiệp thuê đất trồng rừng nguyên liệu chưa trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ PCCCR và chưa bố trí đủ lực lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR.

Ðể phục vụ công tác PCCCR, hiện nay, trên toàn lâm phần rừng U Minh Hạ đã xây dựng được 63 chòi quan sát kiên cố, 6 chòi canh di động và tạm thời. Song song với đó là 81 bộ máy ICOM để thông tin liên lạc giữa các đơn vị, lực lượng bảo vệ rừng. Ngoài ra, hiện nay số máy bơm được trang bị cho công tác chữa cháy là 122 máy với hơn 59.800 m vòi chữa cháy, 115 bộ vỏ lãi, máy và 12 xe ô tô chữa cháy chuyên dụng cùng nhiều trang thiết bị khác.

“Huy động lực lượng, phương tiện, kiên quyết bảo vệ, giữ vững và phát triển được vốn rừng hiện có, ổn định môi trường sinh thái trên toàn khu vực, là mục tiêu xuyên suốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trong nhiều năm qua của tỉnh”, ông Hải khẳng định.

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ mang về giá trị kinh tế, mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, giúp giảm thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu… Do đó, bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn thể người dân, mà hơn ai hết, chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính về bảo vệ rừng và PCCCR trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê./.

 

Nguyễn Phú

 

Ô thuỷ lợi - Giải pháp cấp thiết

Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, lại không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn... Từ đó, các vùng sản xuất trong tỉnh đã và đang tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ðầu tư hạ tầng để chia nhỏ ô thuỷ lợi theo địa hình của từng khu vực được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.

Ðề phòng nước dâng những tháng cuối năm

Hiện nay, đang bước vào mùa cao điểm của triều cường, những hộ sinh sống ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đứng ngồi không yên, lo sợ nước dâng cao bất thường làm bể bờ vuông nuôi thuỷ sản, nhà cửa ven sông bị ngập sâu trong nước.

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.