ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 00:58:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Báo Cà Mau Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.

Thời tiết mùa khô năm nay khắc nghiệt, do đó đơn vị đặc biệt chú trọng công tác PCCCR, thành lập tổ công tác thường xuyên kiểm tra, luồn rừng, dọn dẹp thực bì...nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng.

Cụm đảo Hòn Khoai.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai, cho biết: “Rừng cụm đảo Hòn Khoai nằm trên địa bàn hành chính của 2 huyện, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời, do đó đơn vị quản lý luôn cả cụm đảo Hòn Chuối. Công tác PCCCR được các đơn vị đứng chân trên đảo tổ chức phối hợp thực hiện rất chặt chẽ. Nghiêm cấm người dân lên đảo trong mùa khô. Các lực lượng bố trí tuần tra canh gác ở các khu vực trọng điểm, kiểm soát chặt các cửa vào rừng, ngăn chặn người dân vào rừng khai thác, săn bắt động vật... dẫn đến nguy cơ cháy rừng”.

Hiện nay, rừng trên cụm đảo Hòn Khoai đã báo cháy cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm) nên các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo tích cực phối hợp thực hiện công tác PCCCR. Khác với các cánh rừng khác trong tỉnh, rừng cụm đảo Hòn Khoai có đặc thù địa hình đồi núi cao nên tình trạng khô hạn diễn ra sớm; thực bì, cỏ khô, vật liệu cháy... rất nhiều; khó áp dụng các biện pháp cơ giới, như máy bơm nước trong chữa cháy rừng. Hơn nữa, dự báo nguồn nước trong thời gian tới sẽ không đủ cung cấp cho chữa cháy nếu xảy ra sự cố.

Các lực lượng đứng chân trên đảo quyết tâm không để xảy ra cháy rừng.

Ðể đảm bảo thực hiện nhiệm vụ PCCCR hiệu quả, ngay từ đầu năm, tại đây đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác PCCCR do Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm Trưởng ban, Ðồn trưởng Ðồn Biên phòng Hòn Khoai làm Phó ban, các đơn vị thành viên gồm Trạm Rada 595 và Trạm Hải đăng Hòn Khoai. Qua đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo và phân chia địa bàn các khu vực trên đảo để kiểm soát, thực hiện các biện pháp phòng cháy. Cụ thể, các đơn vị có điều kiện quan sát tốt từ trên cao, như Trạm Hải đăng Hòn Khoai, Trạm Rada 595... thực hiện nhiệm vụ quan sát từ trên cao; 2 đơn vị, Ðồn Biên phòng và Hạt Kiểm lâm kiểm soát các tuyến đường trên đảo, quyết tâm không để xảy ra cháy rừng.

Hiện nay, trên đảo có 2 tổ máy bơm (của biên phòng và kiểm lâm). Các tuyến đường và những khu vực trọng điểm được Ban Chỉ đạo bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát người lên đảo trong mùa khô. Phối hợp lực lượng trực ở các cửa từ biển lên đảo, nghiêm cấm người không có phận sự vào rừng. Cùng với đó là bố trí phương tiện, dụng cụ PCCCR, sẵn sàng sử dụng khi có sự cố xảy ra. Thường xuyên khởi động máy móc, kiểm tra các trang thiết bị để chủ động thực hiện biện pháp phòng cháy trên cụm đảo. Phát dọn, thu gom vật liệu gây cháy ở những tuyến đường trọng điểm. Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động người dân và cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật về PCCCR.

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai tổ chức luồn rừng, dọn thực bì, cây, cỏ khô trên rừng đảo Hòn Khoai.

Ông Bình cho biết thêm: “Trên cụm đảo Hòn Chuối, đơn vị đã phối hợp cùng các đơn vị đóng quân trên đảo tổ chức triển khai phương án PCCCR và hướng dẫn thực hiện các biện pháp PCCCR. Ðồng thời, Ðồn Biên phòng đã cho 53/53 hộ dân ký cam kết PCCCR. Lực lượng Biên phòng, Trạm Rada, Trạm Hải đăng và lực lượng dân cư trong số 53 hộ dân sống trên đảo phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác PCCCR vào mùa khô, đặc biệt là trong giai đoạn dự báo cháy cực kỳ nguy hiểm hiện nay”.

Do đặc thù rừng trên đảo Hòn Chuối không có nước nên không thể trang bị máy bơm nước để phục vụ công tác PCCCR. Ðồn Biên phòng đã phối hợp với Trạm Hải đăng, Trạm Rada thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, giám sát người ra vào rừng, phân chia giám sát cụ thể từng khu vực để kịp thời phát hiện cháy rừng và chủ động điều động lực lượng để chữa cháy.

“Hiện tại, đơn vị đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu công tác, nhưng do các lực lượng làm nhiệm vụ PCCCR trên đảo phải túc trực nhiều tháng mùa khô trên đảo, không vào đất liền được, nên việc bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống cho cụm đảo Hòn Chuối rất khó. Công tác PCCCR trên đảo cũng còn gặp nhiều khó khăn khi trên đảo không có nguồn nước nên không áp dụng các biện pháp chữa cháy bằng cơ giới, chỉ bằng dụng cụ thủ công là chủ yếu. Thời điểm này, Hạt Kiểm lâm và các đơn vị đứng chân trên đảo tập trung thực hiện công tác phòng cháy là chủ yếu", ông Bình chia sẻ.

Ông Bình thể hiện quyết tâm: “Ðược sự hỗ trợ về lực lượng của các đơn vị đứng chân trên đảo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để xảy ra cháy rừng trong mùa khô năm nay”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Liên kết hữu ích

Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sạt lở

Đó chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trong chuyến kiểm tra sáng 29/6 tại ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Địa phương vừa xảy ra vụ sạt lở vào 22 giờ đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ mua bán ven sông.

Đồn Biên phòng Tân Tiến kịp thời giúp dân khắc phục sự cố sạt lở

Trung tá Nguyễn Minh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Tiến (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa triển khai lực lượng kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất xảy ra tại địa bàn ấp Vàm Đầm, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi.

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.