ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 12:04:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử

Báo Cà Mau Đờn ca tài tử (ÐCTT) Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, được hình thành và phát triển cuối thế kỷ XIX, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và dân ca Nam Bộ. Năm 2012, nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ngày 5/12/2013, tại phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO, ÐCTT Nam Bộ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Ngày 30/9/2015, UBND tỉnh Cà Mau ra Quyết định số 1438/QÐ-UBND ban hành Ðề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tỉnh Cà Mau” giai đoạn 2015-2020. Tiếp đó, ngày 26/4/2016, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 43/KH-SVHTTDL về việc thực hiện Ðề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tỉnh Cà Mau” giai đoạn 2015-2020, trong đó giao Bảo tàng tỉnh thực hiện việc kiểm kê, sưu tầm về nghệ thuật ÐCTT trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2016.

Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu tham quan trưng bày “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ” tại Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Thực hiện công tác kiểm kê và sưu tầm các hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến nghệ thuật ÐCTT trên địa bàn tỉnh, Bảo tàng tỉnh đã nhận được sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân cũng như tập thể từ các câu lạc bộ ÐCTT trong toàn tỉnh. Ðến nay, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được hơn 850 hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật, băng đĩa, bài bản của các soạn giả. Trên cơ sở những tư liệu, hình ảnh đã sưu tầm được, Bảo tàng tỉnh Cà Mau thực hiện đề cương, trưng bày chuyên đề “Nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tỉnh Cà Mau” với các chủ đề như: Sự hình thành và phát triển nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ trên vùng đất phương Nam; Sự kết giao của nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tại 3 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng; Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tại Cà Mau.

Khi đến xem phòng trưng bày, khách sẽ thích thú khi được thấy những hình ảnh về ban ÐCTT của ông Nguyễn Tống Triều, ban ÐCTT đầu tiên lưu diễn ở nước ngoài năm 1900. Qua đó, cho thấy ÐCTT đã nổi danh từ hơn một thế kỷ trước. Hàng chục loại nhạc cụ trong dàn nhạc tài tử như: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, song lang, ghi-ta phím lõm… cũng được trưng bày.

Gian trưng bày về các nghệ nhân, nghệ sĩ Cà Mau đã làm vang danh ÐCTT, cải lương, để lại cho người xem ấn tượng sâu đậm nhất. Ðó là những hình ảnh, những bài ca tài tử viết tay của các nghệ nhân: Lâm Tường Vân, Tăng Phát Vinh, Nghệ sĩ Huỳnh Khánh, Soạn giả Trọng Nguyễn…

Trưng bày nhằm tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền bối, các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc sư, soạn giả, nhà nghiên cứu… đã có công sáng tạo, lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật ÐCTT ở Cà Mau nói chung và Nam Bộ nói riêng. Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng chung tay giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá đặc trưng của loại hình nghệ thuật độc đáo này.

 Trưng bày chuyên đề “Nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tỉnh Cà Mau sẽ được khai mạc vào tháng 12/2016 kéo dài đến tháng 2/2017./.

Bài và ảnh: Mỹ Phượng

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.