ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 21:06:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bất cập quản lý đối tượng nghiện ma tuý

Báo Cà Mau (CMO) Theo báo cáo của Phòng PC47 Công an tỉnh, trong 8 tháng năm 2017, toàn tỉnh đã khởi tố 37 vụ, 49 đối tượng (tăng 13 vụ và 9 đối tượng). Xử lý hành chính 241 vụ, 494 đối tượng (giảm 9 vụ, tăng 102 đối tượng). Số hiện có hồ sơ quản lý là 784 đối tượng, tăng 10 đối tượng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng, đây chỉ là con số thống kê được, còn thực tế ngoài cộng đồng số đối tượng nghiện ma tuý có khả năng cao hơn nhiều.

Khó xác định tình trạng nghiện

Thực tế là vậy, nhưng đối tượng nghiện được vào Cơ sở cai nghiện Ma tuý chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau, tính từ năm 2014 đến nay, cơ sở chỉ nhận mới 24 đối tượng, nâng tổng số đối tượng quản lý là 67 (24 đối tượng bắt buộc, 43 đối tượng tự nguyện). Riêng giai đoạn 2013-2014 cơ sở không nhận được đối tượng nào.

Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sánh, Phó ciám đốc Cơ sở Cai nghiện Ma tuý tỉnh Cà Mau, cho biết: “Theo quy định của Nghị định 221/2013, trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải qua quá trình giáo dục tại xã, phường để họ cai nghiện tại cộng đồng. Sau đó phải xác định tình trạng nghiện, họ nghiện loại chất gì? Tiền chất đó như thế nào và quá trình họ nghiện ra sao? Nhưng vướng ở chỗ là các cơ sở y tế lại không xác định tình trạng nghiện. Theo quy định phải xét nghiệm, nhưng một số nơi cho rằng chưa được tập huấn, chưa được đầu tư trang thiết bị, đó là đối với đối tượng có nơi cư trú. Còn đối với các đối tượng không nơi cư trú, giao cho các tổ chức xã hội quản lý như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... các hội này cũng không đủ điều kiện quản lý đối tượng trong 15 ngày, họ cũng không đủ điều kiện xét nghiệm”.

Đối tượng nghiện tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý được tham gia nhiều hoạt động để sớm hoà nhập cộng đồng.

Được biết, trước đây, để đưa các đối tượng bắt buộc vào trại cai nghiện, công an chỉ cần test nhanh, sau đó làm các thủ tục theo Nghị định 135/2004 rất đơn giản. Còn hiện nay thực hiện theo Nghị định 221/2013 thủ tục rất rườm rà. Theo quy trình, ban đầu cơ quan cấp xã, phường phải làm thủ tục, chuyển đi xác định tình trạng nghiện, qua phòng tư pháp thẩm định hồ sơ, chuyển qua phòng LĐ-TB&XH hoàn thành các thủ tục, rồi trình qua toà án mới ra quyết định, cả quá trình qua 5 cơ quan mất khá nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn.

Một bất cập hiện nay là hầu hết các địa phương đều có đối tượng nghiện, đứng đầu là TP Cà Mau với 547 đối tượng; Thới Bình 57 đối tượng; Trần Văn Thời 32 đối tượng... nhưng theo ông Nguyễn Văn Sánh, đối tượng nghiện trên địa bàn TP Cà Mau chiếm trên 70% toàn tỉnh, nhưng hiện nay chưa đồng loạt đưa được vào cai nghiện bắt buộc. Điều này cũng dấy lên nhiều lo ngại cho người dân và xã hội.

Khó hoà nhập cộng đồng

Theo nhận định của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, hầu hết các đối tượng sau cai nghiện đều tái nghiện, số đối tượng hoàn lương chỉ chiếm khoảng 5-6%. Đây được ví như căn bệnh mãn tính, khó lòng dứt ra được nếu không có sự quyết tâm và hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.

Cũng khó tránh "ngựa quen đường cũ", bởi sau cai nghiện, họ còn chịu quá nhiều sự thờ ơ, thiếu thiện cảm từ cộng đồng. Ông Nguyễn Văn Sánh cho biết: “Trước 45 ngày ra trại, cơ sở sẽ thông báo với gia đình và địa phương đến đón, nhận về quản lý để tái hoà nhập cộng đồng. Nhưng đã qua đa phần chỉ có gia đình hoặc bạn bè của đối tượng đến nhận chứ không có chính quyền địa phương”.

Ngoài ra, để có thể tái hoà nhập cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện, các đối tượng này đã được dạy nghề như cắt tóc, mộc, may dân dụng nhưng khi về địa phương hầu hết họ không tìm được việc làm. Cái nhìn thiếu thiện cảm, cái lắc đầu ... của những cơ sở kinh doanh từ chối không tuyển vô tình đẩy họ sớm trở lại con đường nghiện ngập.

Thêm vào đó, sau khi về địa phương, họ hầu như không có nơi để sinh hoạt, không được tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp họ cai nghiện ma tuý, phục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng. Chưa có cơ sở sản xuất nào dành riêng cho những người sau cai nghiện, chưa có nguồn vốn dành riêng cho những đối tượng này vay sản xuất, chưa có tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.

Quá nhiều khó khăn cho những đối tượng sau cai nghiện có cơ hội được hoà nhập cộng đồng. Thiết nghĩ, để giảm đối tượng tái nghiện sau cai, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội, cần sự chung tay, trách nhiệm của cả cộng đồng./.

Hồng Nhung

Tham khảo Công nghệ mới

Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Công an phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau cho biết vừa hoàn tất hồ sơ chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xử lý vụ “Tàng trữ trái phép chất ma túy” xảy ra trên địa bàn.

7 năm tù vì tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”

Sáng 16/7, TAND khu vực 6 – Cà Mau mở phiên tòa sơ thẩm xét xử kín đối với bị cáo Thạch Điền (33 tuổi) ngụ phường Vĩnh Trạch, Cà Mau (ấp Công Điền, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu cũ) phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự.

Rủ bạn đi bán ma tuý, mỗi người lãnh án hơn 7 năm tù

Sáng 15/7, TAND khu vực 6 – Cà Mau vừa đưa vụ án mua bán trái phép chất ma tuý, theo Điều 251 Bộ luật Hình sự ra xét xử sơ thẩm. Hai bị cáo bị truy tố ra trước tòa gồm: Trần Thanh Quan, (sinh năm 2003) và Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 2001), cùng ngụ phường Vĩnh Trạch, tỉnh Cà Mau.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy

Công an xã Hòa Bình, tỉnh Cà Mau cho biết vừa bắt quả tang 1 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Quản lý chặt chẽ 2 cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau sau hợp nhất

Từ ngày 1/7/2025, chính thức vận chính quyền địa phương 2 cấp và hợp nhất Công an tỉnh Bạc Liêu vào Công an tỉnh Cà Mau theo quyết định của Bộ Công an.

Phân định thẩm quyền liên quan đến phòng, chống ma túy khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 184/2025/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền khi tố chức chính quyền địa phương 02 cấp và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Tuyệt đối không “khoe” thông tin VNeID sau sáp nhập hành chính

Sau ngày 1/7, thời điểm chính thức áp dụng địa giới hành chính mới, nhiều người dân tại Cà Mau đã đăng tải thông tin cá nhân từ ứng dụng định danh điện tử VNeID lên mạng xã hội. Đây là hành động tiềm ẩn nguy cơ cao bị lừa đảo, chiếm đoạt dữ liệu, dù đã có nhiều cảnh báo từ cơ quan chức năng.

Khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt hơn 27 tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc của vợ chồng Võ Khắc Huy (sinh năm 1973) và Lâm Tiểu Thuý (sinh năm 1976), chủ Công ty TNHH TM&DV Cơ khí Thành Lợi (Số 292, đường Lý Văn Lâm, phường An Xuyên, tỉnh Cà Mau), để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với tổng số tiền chiếm đoạt hơn 27 tỷ đồng.

Triệt phá 8 vụ án ma túy, bắt giữ 10 đối tượng

Chiều 30/6, tại Cà Mau, Đoàn Đặc nhiệm Phòng, chống tội phạm ma tuý số 4 (Cảnh sát biển Việt Nam) tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma tuý.

Từ bỏ ma tuý để làm lại cuộc đời

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (tại xã Khánh An, huyện U Minh, do Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh quản lý) là nơi tiếp nhận, quản lý người cai nghiện ma tuý; tổ chức chăm sóc, điều trị, tư vấn và giúp đỡ người cai nghiện ổn định tâm lý, sức khoẻ, phòng chống tái nghiện. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, bên cạnh các biện pháp y tế điều trị cắt cơn, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện để học viên rèn luyện sức khoẻ, có việc làm để tái hoà nhập cộng đồng, không tái nghiện.