ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 18:58:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh nhi tăng sau Tết

Báo Cà Mau (CMO) Ghi nhận tại khu khám bệnh của Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh những ngày sau Tết, lượng bệnh nhi hầu như lúc nào cũng khá đông. Không chỉ bệnh nhân ngoại trú gia tăng, lượng bệnh nội trú cũng nhập viện khá nhiều, khiến công tác khám và chữa bệnh của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện thêm phần vất vả và áp lực.

Một buổi quan sát thực tế Phòng Khám ngoại số 3, trẻ em và phụ huynh ngồi kín khu vực chờ lẫn ngoài hành lang để đợi đến lượt khám. Các phòng khám khác cũng đông đúc trẻ em và người lớn đi cùng, với nhiều triệu chứng bệnh của trẻ khác nhau.

Chỉ trong vòng không đầy 30 phút, tại phòng khám này đã có ít nhất 2 trường hợp trẻ em phải nhập viện điều trị do viêm phổi, rối loạn tiêu hoá, thuỷ đậu…

Ðưa con đến khám tại bệnh viện, anh Nguyễn Văn Nhí, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết, con anh được bác sĩ chẩn đoán viêm tiểu phế quản với các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi… được chỉ định nhập viện do sốt cao và có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp. Anh Nhí cho hay: “Ðứa lớn (8 tuổi) vừa nhập viện cách đây vài tiếng do sốt, đau đầu, ói được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột. Còn bé nhỏ (5 tuổi) bác sĩ cũng mới chỉ định cho nhập viện do sốt nhiễm trùng hô hấp”.

Bác sĩ CKI Lê Thị Minh Thư cho biết: "Từ sau Tết đến nay, lượng bệnh viêm đường hô hấp chiếm nhiều, chủ yếu là viêm tiểu phế quản, viêm amydan, viêm thanh khí phế quản, hen phế quản. Bên cạnh đó là bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột; cũng có một số bé bị thuỷ đậu, khoảng vài chục ca. Nguyên nhân bệnh gia tăng có thể do biến đổi thời tiết, ăn uống của trẻ ngay dịp Tết không được kỹ lưỡng nên bị nhiễm khuẩn”.

Vừa khám bệnh liên tục cho bệnh nhân, Bác sĩ Thư vừa chia sẻ, khoảng từ mùng 4-5 âm lịch lượng bệnh bắt đầu tăng dần đến nay. Năm nay lượng bệnh nhiều hơn so năm rồi. Trước Tết cũng nhiều, nhưng thời điểm này nhiều hơn. Một ngày trung bình Khoa Khám bệnh có khoảng 400-500 ca bệnh. Trong đó, hơn 2/3 là bệnh nhi bị sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy.

Do thời tiết thay đổi nên trẻ em thường mắc các bệnh về hô hấp và đường ruột.

Hiện bệnh viêm đường hô hấp kết hợp với nhiễm trùng đường ruột chung, nên cả 2 bệnh này có thể chiếm đến 2/3 trên tổng lượng bệnh. Riêng đối với bệnh thuỷ đậu, so với tổng số bệnh không nhiều, nhưng so với bình thường thì nhận thấy dịch thuỷ đậu có dấu hiệu bắt đầu tăng lên.

Nhận thấy con mình hay quấy khóc, trên mình nổi dày những mụn nước, chị Trịnh Bích Chọn, Khóm 4, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, liền đưa con đến Bệnh viện Sản - Nhi khám. Chị cho biết: “Trước đó cháu đã nổi một lần và đã lành, nhưng sau Tết lại tái phát, tình trạng này kéo dài 3 ngày và ngày càng dày hơn, nổi cả trên tay, đầu, mình và miệng lở, nên tôi đưa cháu tới đây để khám. Trước Tết, chị của cháu và một số trẻ ở chung xóm cũng bị thuỷ đậu". Theo bác sĩ chẩn đoán, bé bị bội nhiễm, vừa bệnh thuỷ đậu kết hợp viêm phổi nên cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Bác sĩ CKII Phạm Minh Pha, Phó giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi, cho biết: “Theo số liệu ghi nhận một tuần trước nghỉ Tết và một tuần sau nghỉ Tết tại bệnh viện cho thấy, tình hình trẻ em đến khám chữa bệnh ngoại trú sau Tết tăng lên, chiếm 114%, riêng lượng trẻ em nhập viện điều trị nội trú chưa tăng nhiều. Ðặc biệt, sau Tết số lượng trẻ em đến khám chủ yếu là các loại bệnh lý đường hô hấp, như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm họng, và các bệnh lý đường tiêu hoá, như rối loạn tiêu hoá (đau bụng, khó tiêu), nhiễm trùng tiêu hoá, tiêu chảy cấp, ngộ độc thức ăn…”.

Theo thống kê của bệnh viện, trong tháng 1/2023, tại khoa khám ngoại trú, ghi nhận nhiều nhất là bệnh lý đường hô hấp với 5.604 ca; bệnh lý đường tiêu hoá có 1.143 ca. Theo đó, điều trị nội trú 782 ca bệnh đường hô hấp và 367 ca bệnh về đường tiêu hoá. Riêng ghi nhận từ ngày mùng 6 Tết đến nay, tổng số bệnh nhân ngoại trú gần 4.000 ca và gần 600 ca nội trú.

Bác sĩ CKII Phạm Minh Pha nhận định, nguyên nhân dẫn đến lượt khám và điều trị bệnh gia tăng cũng như các loại dịch bệnh gia tăng là thời gian nghỉ Tết dài, gia đình bệnh nhi không đưa trẻ đến bệnh viện khám khi trẻ bị bệnh nên sau Tết tình trạng bé nặng hơn, phải vào bệnh viện khá nhiều.

Lý do khách quan là thường vào dịp Tết trẻ theo gia đình di chuyển nhiều nơi, thay đổi không gian sống, tụ tập giao lưu với nhiều người, dễ tiếp xúc nguồn lây bệnh. Trẻ không được kiểm soát bởi bố mẹ nên ăn uống vô độ nhiều thức ăn ngọt, các thức ăn bảo quản lạnh không đúng cách dễ nhiễm khuẩn. Cha mẹ chăm sóc con không chu đáo như ngày thường về vệ sinh chung, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, do trẻ mải chơi, người lớn thì bận rộn… nên trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra, thời điểm những ngày cận Tết trẻ không được tiêm chủng đúng theo lịch nên cũng bị ảnh hưởng bệnh tật. Ðặc biệt, vấn đề thời tiết trước và sau Tết không ổn định, có sự chuyển mùa đột ngột rõ rệt cũng dễ làm ảnh hưởng, tác động đến trẻ, do sự thích nghi của trẻ với thời tiết không như người lớn.

Bác sĩ Phạm Minh Pha cho biết thêm, để đảm bảo công tác khám và điều trị trước tình hình gia tăng bệnh, bệnh viện đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc vật tư y tế theo phân tuyến. Bệnh viện cũng tăng cường nhân lực cho khoa khám bệnh, đồng thời sắp xếp nhân lực trong tình huống lượng bệnh tăng đột biến. Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho trẻ, đơn vị đang vận hành khu khám và điều trị dịch vụ một cách hiệu quả đáp ứng theo yêu cầu người bệnh.

Ðể giảm thiểu tình trạng này cũng như đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, Bác sĩ Phạm Minh Pha khuyến cáo: “Thời điểm này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ; giữ vệ sinh thân thể, răng miệng, vệ sinh tay thường xuyên; ăn uống đầy đủ các chất, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc; hạn chế tập trung đông người, tránh tiếp xúc nguồn lây, mang khẩu trang. Nhất là cách ly trẻ với các trẻ bị bệnh dễ lây nhiễm và tiêm ngừa phòng các bệnh đầy đủ cho trẻ”./.

 

Hồng Nhung

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.