ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ hai, 25-9-23 16:24:15

Bệnh sốt xuất huyết tăng cao

Báo Cà Mau (CMO) Ðầu mùa mưa là thời điểm bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng cao và rất dễ bùng phát thành dịch. Tại tỉnh Cà Mau, ghi nhận đến thời điểm này, số ca mắc tăng hơn 100% so với cùng kỳ. Chính vì thế, người dân phải nâng cao các biện pháp phòng bệnh. Khi bị sốt, nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.

Khi trẻ bị sốt, cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không được tự ý điều trị tại nhà.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, hiện nay đang chuẩn bị bước vào tháng cao điểm mùa dịch SXH, số ca mắc liên tục tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố và tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam khi trong 18 tuần đầu năm đã ghi nhận 21.674 ca mắc SXH, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2022, có 4 trường hợp tử vong.

Riêng tỉnh Cà Mau, ghi nhận số ca mắc SXH trong 19 tuần là 299 ca, tăng 117% so với cùng kỳ năm 2022, không có trường hợp tử vong. Các địa phương có số ca mắc cao là huyện Trần Văn Thời, Ðầm Dơi và TP Cà Mau. Nguyên nhân tăng do diễn tiến bệnh hiện đang vào đầu chu kỳ tăng hàng năm và diễn tiến thời tiết bắt đầu có những cơn mưa xuất hiện, tạo điều kiện cho trứng muỗi nở, tạo lăng quăng.

Theo Bác sĩ Ðoàn Văn Nam, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: “Trên địa bàn tỉnh, hàng năm đều thực hiện kế hoạch Lễ ra quân hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống SXH 15/6 (Chiến dịch diệt lăng quăng vòng 1); thực hiện Tháng cao điểm phòng chống SXH vào tháng 7, 8 hàng năm (Chiến dịch diệt lăng quăng vòng 2); tổ chức diệt lăng quăng tại các xã nguy cơ cao vào mùa cao điểm. Cùng với đó, để dập dịch, các địa phương chủ động phun hoá chất diện rộng triệt để tại nơi có nguy cơ bùng phát dịch và khống chế thành công dịch bệnh”.

SXH có triệu chứng giống với cúm, thường kéo dài từ 2-7 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Người bệnh sốt cao và thường kèm theo những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn, đau mỏi cơ, xương hay khớp, phát ban… Khi tiến triển thành SXH nặng, giai đoạn biến chứng nặng xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi bệnh khởi phát. Nhiệt độ cơ thể giảm nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngược lại, cần phải đặc biệt theo dõi những dấu hiệu như đau bụng cấp, nôn dai dẳng, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở gấp, mệt mỏi, bứt rứt, vì bệnh có thể tiến triển thành SXH nặng.

Bệnh SXH là bệnh nguy hiểm vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Cho nên, khi phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và bệnh viện, cần xử lý ổ dịch triệt để, không cho dịch bệnh lây lan và bùng phát. Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể tích cực ủng hộ, phối hợp với ngành y tế kiểm tra, giám sát, truyền thông, xử lý dịch./.

 

Quỳnh Anh

 

Phòng tránh đau mắt đỏ

Hiện nay, thời tiết với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng xuất hiện nhiều trong thời gian này. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị khiến bệnh tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng nguy hiểm khó lường.

Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu

Theo kế hoạch, từ ngày 14/9-4/10, Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng phục vụ thị trường trung thu ở các địa phương trong tỉnh. 

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Mong muốn hợp tác, hỗ trợ Cà Mau trên lĩnh vực y tế

Sáng 13/9, Đoàn lãnh đạo phụ trách y tế của thành phố Leipzig (Cộng hoà Liên bang Đức), do Giáo sư, tiến sĩ Christoph Josten, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Leipzig làm trưởng đoàn, đã có chuyến tham quan, khảo sát và làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Hữu ích phần mềm tư vấn dinh dưỡng

(CMO) “Chúng ta đang phải đối mặt với thách thức tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em tại các vùng núi, vùng cao, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, các thành thị, thành phố lớn, tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng rất nhanh chóng. Do đó, “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” (phần mềm) sẽ là chìa khoá quan trọng để giải quyết những tình trạng này”, ông Trần Ðăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em (Vụ), Bộ Y tế, nhấn mạnh.

Từ ngày 1/7/2023 thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình

Sốt xuất huyết: Dấu hiệu và những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tại gia đình

Nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao

(CMO) Theo nhận định của ngành y tế tỉnh, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và có thể kéo dài thêm 3-4 tháng nữa mới có thể lắng xuống. Ðặc biệt, thời gian học sinh quay lại trường sẽ trùng với đỉnh dịch thứ 2 của bệnh TCM nên cần tăng cường kiểm soát, phòng tránh dịch lây lan. Cùng với đó, các bệnh truyền nhiễm khác như thuỷ đậu, cúm, sởi, Covid-19... cũng có nguy cơ bùng phát trong mùa tựu trường. Trẻ có bệnh lý nền là đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc các bệnh truyền nhiễm.

Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

(CMO) Theo tổng hợp của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 7 tháng qua, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 553 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), giảm hơn 255 ca, bằng 31,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có 33 ca chuyển độ nặng. Các địa phương có số ca mắc nhiều nhất là huyện Trần Văn Thời với 208 ca, TP Cà Mau hơn 100 ca và Đầm Dơi gần 70 ca.

Ðiều trị kỹ thuật cao giảm chi phí, tạo niềm tin

(CMO) Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, hướng tới BHYT toàn dân, thời gian qua, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh, luôn chú trọng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới tạo sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.