ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 05:21:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh viện Chợ Rẫy trao đổi kinh nghiệm thu dung, điều trị Covid-19 với tỉnh Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Sáng nay (23/10), UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với đoàn cán bộ y tế Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức tập huấn trực tuyến 3 cấp trao đổi kinh nghiệm về công tác thu dung, điều trị bệnh Covid-19. Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy và các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh, huyện, xã tham dự.

Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại điểm cầu tuyến tỉnh.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng công tác điều trị Covid-19, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, khẳng định: “Tất cả các khâu từ sàng lọc bệnh nhân đến điều trị đều rất quan trọng. Từng giai đoạn nếu làm tốt, đúng quy trình sẽ kịp thời cứu sống bệnh nhân, chỉ cần thiếu sót sẽ dẫn đến tử vong ngay”.

Theo đó, đoàn cán bộ y tế hướng dẫn cụ thể quy trình điều trị, chủ động nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Trong đó, trước tiên đối với việc tiếp nhận bệnh, Bác sĩ Việt khuyến cáo: “Nên ưu tiên cách ly tại nhà đối với các trường hợp F0 không triệu chứng, không đợi dịch cấp độ cao mới áp dụng biện pháp này. Quan trọng là hướng dẫn, tư vấn để ổn định tâm lý cho người bệnh. Trừ những trường hợp người già, người có bệnh nền, trẻ em thì không nên cách ly tại nhà”.

Để quản lý tốt vấn đề trên, tổ y tế lưu động được đánh giá là quan trọng nhất, chủ động cung cấp đủ lượng oxy từ nhà đến bệnh viện khi F0 có triệu chứng; chuẩn bị sẵn sàng các tình huống chuyển bệnh nhân, không được chậm trễ.

Về khâu hồi sức, đoàn cán bộ y tế yêu cầu, phải chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực trong khu hồi sức, chủ động huy động lực lượng cho khu này, để không bị động. Trong đó, cần trang bị camera, góp phần quan trọng giảm áp lực về nhân lực trong khâu theo dõi bệnh. Việc phân luồng trong bệnh viện quan trọng, không khéo sẽ mất nguồn nhân lực do nhân viên y tế lây nhiễm.

Một mắc xích quan trọng nữa là lực lượng chăm sóc bệnh nhân hồi sức, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh bệnh nhân. Cần tính toán vận động trước nguồn lực này, như TP. Hồ Chí Minh đã từng huy động cả lực lượng tôn giáo.

Về thiết bị điều trị, thiết yếu nhất vẫn là máy chụp X quang di động và máy CT sẵn sàng để kiểm tra, điều trị. Các thành viên Bệnh viện Chợ Rẫy lưu ý, đồ bảo hộ cần lượng rất lớn, cần tính toán dự trữ, tối thiểu 4 tiếng/bộ, (1 ca trực 2 bộ) nên có bước chuẩn bị. Đảm bảo hạ tầng điện để đảm bảo các máy móc vận hành, tránh để xảy ra tình trạng điện quá tải, gây cháy nổ, cực kỳ nguy hiểm.

Trường hợp dịch bùng phát mạnh, vận dụng cả mô hình F0 nhẹ chăm sóc F0 nặng; lập nhóm zalo rất quan trọng để hội chuẩn trên nhóm; tuyệt đối không để người nhà chở F0 vào bệnh viện. Phải có phần mềm của Sở Y tế nhập và quản lý thông tin bệnh nhân.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, hướng dẫn cụ thể về chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cũng như quy trình điều trị bệnh nhân Covid-19.

Tại buổi tập huấn, rất nhiều đại diện y tế tuyến cơ sở đã trao đổi nhiều vấn đề thắc mắc xung quanh việc quản lý số ca tái dương tính, quy trình điều trị F0 tại nhà, chống lây nhiễm trong bệnh viện và trong khu vực điều trị bệnh nhân. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, ghi nhận những ý kiến tham vấn của đơn vị là kinh nghiệm rất quý báu từ thực tiễn trong điều trị Covid-19. Đồng thời, bày tỏ mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ Bệnh viện Chợ Rẫy về nhân lực, vật lực để Cà Mau trang bị đủ điều kiện, chống dịch đạt hiệu quả./.

 

Hồng Nhung

 

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.