ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 14:45:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh viện Ða khoa Cà Mau làm chủ kỹ thuật can thiệp tim mạch

Báo Cà Mau (CMO) Bác sĩ Lê Quang Tuấn, Phó trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau) cho biết, thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), công tác khám và điều trị bệnh lý về tim mạch tại đơn vị đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ðược đầu tư từ vật chất đến chuyển giao nhiều kỹ thuật cao, dự kiến giữa năm nay bệnh viện sẽ tiến hành điều trị độc lập can thiệp tim mạch cho bệnh nhân.

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân, Bệnh viện Ða khoa tỉnh không ngừng đầu tư và nâng cao chất lượng, điểm nhấn là học tập và tiếp nhận các kỹ thuật cao từ đơn vị y tế tuyến Trung ương. Riêng lĩnh vực can thiệp tim mạch, để làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu, bệnh viện tăng cường đào tạo đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị thăm khám, chẩn đoán hình ảnh tim mạch.

Bệnh viện đã đầu tư xây dựng khu can thiệp tim mạch với nhiều hệ thống y tế tiên tiến, nâng cao, trong đó phải kể đến hệ thống chụp mạch số hoá xoá nền (DSA) hiện đại. “Ưu điểm của hệ thống này là thực hiện chụp động mạch vành qua da, giúp các bác sĩ phát hiện sớm các tình trạng bất thường của dòng máu. Hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị chính xác các bệnh lý nghiêm trọng có liên quan đến sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Từ đó, giúp việc lên kế hoạch giải phẫu và xác định chính xác các vị trí tổn thương bên trong cơ thể. Ðồng thời, có thể nong và đặt sten động mạch vành ngay tại Phòng Can thiệp tim mạch”, Bác sĩ Tuấn cho biết.

Phòng Can thiệp tim mạch được đầu tư nhiều hệ thống tiên tiến, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh.

Nhờ sử dụng kỹ thuật can thiệp tim mạch, bệnh viện đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Các ca bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đa số nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ðơn cử như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Nho (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu) nhập viện ngày 4/4, trong tình trạng đau ngực, khó thở. Sau khi thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, xác định bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhận được các bác sĩ tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau kết hợp các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện can thiệp mạch vành cấp cứu qua da. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, hết đau ngực và không còn khó thở.

Theo Bác sĩ Tuấn, can thiệp tim mạch là đưa dụng cụ theo đường mạch máu để luồn vào tim, nhằm thực hiện những kỹ thuật điều trị mà trước đây chỉ có phẫu thuật mới làm được. Ưu thế của can thiệp tim mạch so với phẫu thuật là thủ thuật nhẹ nhàng hơn; khi thực hiện thủ thuật thì bệnh nhân vẫn tỉnh táo, cho nên thời gian hồi phục sau mổ tốt hơn, giảm được tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ.

Từ năm 2020 đến nay, được sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã thực hiện chụp và can thiệp mạch vành được khoảng 150 ca. Ða số các ca bệnh đã được điều trị thành công và xuất viện, chỉ có một số ít ca nặng được chuyển lên tuyến trên để phẫu thuật.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã thực hiện chụp và can thiệp mạch vành được khoảng 150 ca bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Sang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện Ða khoa tỉnh) cho biết: “Ðề án Bệnh viện vệ tinh được thực hiện tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã kết thúc cuối năm 2020. Hiện tại, đơn vị đã ký kết tiếp hợp đồng trách nhiệm hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da với Bệnh viện Chợ Rẫy. Theo đó, đơn vị sẽ làm chủ các kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỹ thuật trong điều trị bệnh lý về tim mạch, giúp người bệnh được thụ hưởng các kỹ thuật cao ngay tại địa phương mà không phải chuyển lên tuyến trên. Ngoài giảm chi phí điều trị, điều quan trọng hơn là tranh thủ được thời gian vàng trong điều trị bệnh lý này”./.

 

Văn Ðum

 

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.

Yoga cân bằng và phục hồi

Căng thẳng, lo âu, stress hay trầm cảm ngày càng trở thành những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Trong số các phương pháp giúp tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần, yoga cân bằng và phục hồi đang nổi lên như một giải pháp toàn diện, không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn mang lại sự ổn định, thư thái cho tâm hồn.

Hơn 5.500 trẻ được sàng lọc khuyết tật

Sáng ngày 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án Direct, Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” (dự án Direct) trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.