ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:14:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bức bách chống sạt lở mùa mưa

Báo Cà Mau (CMO) Bước vào mùa mưa, bước vào những nỗi lo khó dự báo trước. Ngoài dông lốc, sét, sạt lở là nỗi ám ảnh của người dân sống quanh khu vực ven sông, ven biển. Những ngôi nhà sụp xuống sông chỉ trong vài phút, những đoạn lộ dài vài chục mét bỗng chốc không còn. Vượt trên nỗi lo thiệt hại về tiền của, là nỗi phập phồng lo sợ sự nguy hiểm cho tính mạng.

Chỉ mới đầu mùa mưa, nhưng theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, toàn tỉnh đã ghi nhận 5 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài gần 270 m, trong đó có 106,5 m lộ bê-tông, một số vị trí rất nghiêm trọng, nguy cơ tiếp tục sạt lở là rất lớn.

Huyện Ðầm Dơi là địa phương có số vụ sạt lở nhiều nhất trong tỉnh. Phó chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi Nguyễn Phương Bình nhìn nhận: “Mỗi năm mức độ nguy hiểm của sạt lở ngày càng phức tạp hơn”. Tính đến nay đã xảy ra 8 vụ sạt lở đất ven sông, làm hư hỏng gần 60 m lộ đal và ảnh hưởng một số căn nhà tạm của hộ dân, ước tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng trên địa bàn các xã: Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Tân Ðức… chủ yếu xảy ra nhiều ở xã ven biển. Theo huyện Ðầm Dơi, mùa mưa đến sớm nên sạt lở xảy ra sớm hơn so với năm trước, tuy số vụ không nhiều hơn so với cùng kỳ, song dự báo còn nhiều phức tạp.

Mùa mưa đến, xã Tân Tiến là một trong những điểm nóng về nguy cơ sạt lở.

Trên địa bàn huyện Ðầm Dơi hiện có 3 vị trí sạt lở khá bức xúc, trong đó tuyến kênh xáng Lộ Xe, đoạn từ cầu Tân Lợi đến cầu Tân Ðức 1 là nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng tầm lớn nhất. Ðây là đoạn lộ từ trung tâm huyện đi về 4 xã: Tân Ðức, Tân Thuận, Tân Tiến và Nguyễn Huân, cũng là trục lộ hết sức quan trọng của huyện. Hiện đoạn lộ này có dấu hiệu nứt ngày càng nghiêm trọng. Dự báo, nếu không khắc phục kịp thời thì vào mùa mưa sẽ ảnh hưởng rất lớn, nguy cơ sạt lở mất 1/2 lộ nhựa xuống sông, dẫn đến xe 4 bánh không lưu thông được, gây ách tắc giao thông lối về 4 xã, ảnh hưởng sinh hoạt, giao lưu hàng hoá.

Theo ông Nguyễn Phương Bình, đoạn này đã có dấu hiệu sạt lở từ hơn 3 năm trước. Huyện đã tiến hành kè 3 lần (mỗi năm một lần). “Gần đây, nhận thấy nguy cơ sạt lở cao, tình hình nghiêm trọng hơn, nên huyện rất quyết liệt, vừa xin chủ trương đắp đập một đoạn kênh để hạn chế sạt lở, vừa xúc tiến kè. Việc này làm nhiều lần rồi nhưng chỉ tạm thời, không hiệu quả”, ông Bình nói.

Tuyến kênh xáng Lộ Xe, đoạn từ cầu Tân Lợi đến cầu Tân Ðức 1, hiện đang nguy cơ sạt lở cao.

Vị trí bức xúc thứ 2 là tuyến kênh Trưởng Ðạo, đi qua một phần xã Thanh Tùng và xã Ngọc Chánh. Ðược biết, con kênh này sâu, hai bên bờ kênh qua nhiều lần xói lở gần như mất đi phần đê bao ví. Sông Trưởng Ðạo dài 7,5 km, sâu 4-5 m, hầu như không có đất dưới sông để lấy đắp lên làm bờ. Cuối năm 2020, đầu năm 2021, nhiều lần bể bờ vuông tôm của những hộ cận sông, dẫn đến bể liên hoàn các hộ lân cận, ảnh hưởng sản xuất người dân rất lớn.

Tình trạng tương tự như vậy cũng xảy ra ở kênh Khai Hoang của xã Quách Phẩm. Mô phỏng sạt lở bằng hình vẽ cụ thể, ông Bình cho biết: “Khu vực này sông sâu, không có đất đắp ngược lên bờ vuông và đất trong vuông cũng không còn để đắp lên. Bể chỗ này thì sẽ liên hoàn qua chỗ khác, mà nếu kè đoạn này thì bể chỗ khác cũng thế thôi, về lâu về dài vẫn bất ổn. Giải pháp trước mắt là đầu tư phần kè tạm những đoạn này. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu kè cả đoạn này mất 80 tỷ đồng, đã đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021-2025”.

Huyện đã đề xuất UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm giải pháp theo hướng làm 2 cống đầu nguồn, hạn chế xói lở, hạn chế bớt dòng chảy, tạo độ bồi lắng, giữ ổn định chân đê đảm bảo sản xuất cho người dân; hoặc đóng cọc hạn chế bớt dòng chảy, giảm gia tốc dòng chảy, tạo sự bồi lắng, để dân bồi trúc lại, ổn định chân đê.

Những nơi đã xảy ra sạt lở, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo sắp xếp chỗ ở cho dân, thăm hỏi và hỗ trợ các hộ bị thiệt hại do thiên tai, khắc phục gia cố đoạn lộ hư hỏng. “Về lâu về dài, chỉ đạo thường xuyên trồng cây chống xói lở, hạn chế tình trạng cất nhà ven sông, kênh, rạch. Trong việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phải đảm bảo phòng, chống sạt lở, đảm bảo thời hạn sử dụng của các tuyến lộ. Ðặc biệt, tuyên truyền người dân nhận thức về biến đổi khí hậu, để từ đó chủ động biện pháp phòng tránh hiệu quả”, ông Nguyễn Phương Bình chia sẻ./.

 

Hồng Nhung

 

Ô thuỷ lợi - Giải pháp cấp thiết

Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, lại không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn... Từ đó, các vùng sản xuất trong tỉnh đã và đang tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ðầu tư hạ tầng để chia nhỏ ô thuỷ lợi theo địa hình của từng khu vực được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.

Ðề phòng nước dâng những tháng cuối năm

Hiện nay, đang bước vào mùa cao điểm của triều cường, những hộ sinh sống ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đứng ngồi không yên, lo sợ nước dâng cao bất thường làm bể bờ vuông nuôi thuỷ sản, nhà cửa ven sông bị ngập sâu trong nước.

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.