ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 10:11:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bước chuyển trong hoạt động nghệ thuật

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau vừa đoạt 5 giải A, 2 giải B, 2 giải cá nhân xuất sắc trong Cuộc thi các tác phẩm nghệ thuật phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức. NSƯT Minh Hoàng, Phân hội trưởng Phân hội Sân khấu tỉnh Cà Mau, vui mừng thông tin, đây là thành tích rất đáng trân trọng, là sự cố gắng của lực lượng văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Chặp cải lương đoạt giải A “Ai ở đâu thì ở đó” của tác giả Ngọc Ngân (Ðạo diễn Quốc Tín), do các nghệ sĩ Ðoàn Cải lương Hương Tràm thể hiện.

“Các bài vọng cổ, chặp cải lương được sáng tác kịp thời, bám sát tình hình dịch bệnh, ngoài việc mang đến món ăn tinh thần bổ ích, còn lan toả những thông điệp, nâng cao ý thức phòng, chống dịch cho công chúng...”, NSƯT Minh Hoàng nhấn mạnh.

Nhìn vào mặt bằng chung cuộc thi, Cà Mau trở thành tỉnh đoạt nhiều giải thưởng nhất với các bài vọng cổ, chặp cải lương được đánh giá cao của giới chuyên môn ở khắp mọi miền đất nước. Ðặc biệt, trong cuộc thi cấp quốc gia này chỉ có 1 giải Ðạo diễn xuất sắc thuộc về Ðạo diễn Quốc Tín, Trưởng Ðoàn Cải lương Hương Tràm và 1 giải Quay phim xuất sắc thuộc về Studio Sơ Sài của bạn trẻ Quốc Huy.

Nhìn những tiết mục ca cổ, chặp cải lương được trình làng, ít ai biết rằng những sản phẩm nghệ thuật này được thực hiện bằng chiếc máy ảnh cũ, bởi 2 bạn trẻ Hoàng Công và Quốc Huy.

Lớn lên trong gia đình làm nghệ thuật nên không biết từ khi nào tình yêu sân khấu, ánh đèn đã thấm vào hơi thở của chàng trai trẻ Quốc Huy. Bị tật một bên chân do di chứng sốt bại liệt từ nhỏ, nhưng anh không lấy đó làm mặc cảm mà luôn cố gắng trong khả năng để có thể cống hiến sức mình, từ mày mò làm cảnh trí sân khấu, ánh sáng, thu âm...

Trong hơn 2 năm qua, khi dịch bệnh kéo dài khiến hoạt động biểu diễn trực tiếp trên sân khấu phải dừng lại, cũng là lúc bạn trẻ này đã cùng với ca sĩ Hoàng Công mày mò tự học cách quay phim, dựng ảnh để cùng với cha là nghệ sĩ Quốc Tín tạo được một bước chuyển trong hoạt động của Ðoàn Cải lương Hương Tràm làm nên những chương trình nghệ thuật trực tuyến.

Anh Quốc Huy chia sẻ, do tay ngang không có kiến thức về góc máy, kỹ thuật quay, dựng nên việc cho ra sản phẩm gặp không ít khó khăn. Những tiết mục đầu tiên mặc dù chưa ưng ý nhưng nhận được nhiều lượt xem đã thôi thúc đôi bạn trẻ cố gắng nhiều hơn. Với lợi thế lực lượng nghệ sĩ ở tại khu tập thể luôn sẵn sàng có mặt mọi lúc để tập dượt, quay hình... Ban lãnh đạo đoàn đã huy động lực lượng tác giả trong tỉnh tập trung sáng tác rồi lựa chọn kịch bản, chỉn chu trong dàn dựng, qua mỗi tiết mục lắng nghe ý kiến phản hồi của cộng đồng mạng để từng bước hoàn thiện.

Ðến nay, Ðoàn Cải lương Hương Tràm đã dàn dựng được trên 20 bài ca cổ và 7 chương trình nghệ thuật biểu diễn trực tuyến về đề tài phòng, chống dịch Covid-19. Theo Ðạo diễn Quốc Tín, khi thực hiện chương trình trực tuyến, công tác đạo diễn luôn đòi hỏi cao hơn so với sân khấu truyền thống. Chính vì thế, hầu hết các chương trình được thực hiện, anh đều mở rộng tìm hiểu và vận dụng hợp lý những kiến thức dàn dựng của truyền hình để có thể tạo ra sản phẩm đạt chất lượng nghệ thuật.

“Hai giải thưởng cá nhân danh giá này cùng những tác phẩm đoạt giải là động lực để chúng tôi thêm cố gắng nhiều hơn nữa. Hy vọng thời gian tới, đoàn sẽ được sự quan tâm, đầu tư thêm về thiết bị, máy quay tốt hơn để sản xuất những chương trình trực tuyến chuyên nghiệp hơn, phát huy tối đa vai trò biểu diễn phục vụ, tuyên truyền của một đoàn nghệ thuật địa phương”, anh từ tốn chia sẻ.

Những tác phẩm nghệ thuật với chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 được sáng tác nghiêm túc, phản ánh hiện thực cuộc sống, thấm nỗi đau và nói lên tiếng nói của người dân, kịp thời ghi nhận những đóng góp của lực lượng tuyến đầu, tuyên truyền và cổ vũ tinh thần phòng, chống dịch Covid-19, góp thêm nhiều cái nhìn về cuộc sống và dự báo cho một tương lai sáng khi dịch đi qua... rồi sẽ được tiếp nối. Trong cuộc chiến chống Covid, người nghệ sĩ cũng giống như những đoá hoa làm dịu lại mảnh đất khô cằn./.

 

Hoàng Phúc

 

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.

Rạng ngời sức trẻ

Từ chỗ chụp ảnh để phục vụ công việc, tình yêu dành cho nhiếp ảnh được anh vun bồi cứ lớn dần, trở thành động lực trong cuộc sống. Tham gia hoạt động Ðoàn vào năm 2011, Lê Tấn Phát thường ghi lại nhiều hình ảnh bằng điện thoại, nhằm kịp thời đăng tải, tuyên truyền về các phong trào của Ðoàn.

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Hồng: Cung đờn nâng giấc mơ đời

Mảnh đất Cà Mau có không ít thầy đờn cổ nhạc giỏi với ngón đờn trác tuyệt, nhưng nếu nói tới tiếng đờn Vi-ô-lông thì khách mộ điệu sẽ nhớ ngay đến Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Thanh Hồng - nghệ nhân hiếm hoi “chuyên” về nhạc cụ này và vang danh ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Thêm góc nhìn về đồng bằng sông Cửu Long

Liên hoan Ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lần thứ 39 năm 2024 vừa được tổ chức khai mạc triển lãm vào ngày 30/9 tại tỉnh Vĩnh Long, đây là hoạt động do Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh trong khu vực luân phiên đảm nhiệm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn. Ban Tổ chức đã nhận được 1.851 tác phẩm, trong đó có 971 ảnh màu và 880 ảnh đen trắng, của 252 tác giả trong khu vực gửi tham gia.