ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 08:57:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bứt phá giảm nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2020, huyện Trần Văn Thời gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thiên tai... Song, xác định giảm nghèo để dân no ấm, để làng quê phát triển, nông thôn đổi mới, cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, ấp đồng lòng vào cuộc với nhiều giải pháp và mang lại hiệu quả tích cực. Huyện giảm được 1,03% hộ nghèo, vượt 0,3% so chỉ tiêu đề ra.

Từ hỗ trợ vốn đến nhà ở

Thoát nghèo là mong muốn lớn nhất cả đời đối với lão nông Nguyễn Văn Khoa (ấp Mũi Tràm C, xã Khánh Bình Tây Bắc). Ước mơ ấy, gia đình ông đã thực hiện được khi thoát nghèo vào cuối năm 2020. Ðược hỗ trợ nguồn vốn tín dụng chính sách, ông Khoa có điều kiện hành nghề đánh lưới ven bờ, thu nhập ổn định hàng ngày, có tiền trang trải cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ và trả dần nợ vay. “Hơn 2 năm nay, có chiếc xuồng nhỏ, mấy tay lưới làm nghề lưới cá, lưới tôm này mà cuộc sống đỡ hơn trước. Tuy tôi 68 tuổi rồi, sức kém, tôi đi theo đỡ đần cho con. Bữa nào biển êm, may mắn thì được cả triệu, ít thì cũng vài trăm ngàn đồng. Nhờ nó mà bà nhà tôi có tiền trị bệnh, tôi cũng đã trả dần nợ vay theo hình thức tiết kiệm mỗi tháng”, ông Khoa chia sẻ.

Tận dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách xã hội, gia đình ông Nguyễn Văn Khoa (ấp Mũi Tràm C, xã Khánh Bình Tây Bắc) đã thoát nghèo.

Tết năm nay sẽ là cái Tết thật ấm lòng đối với bà con ấp Sào Lưới A khi ấp vinh dự nằm trong danh sách “hiếm” của xã Khánh Bình Tây Bắc là xoá trắng hộ nghèo. Trưởng ban Nhân dân ấp Sào Lưới A Nguyễn Văn Ðoàn phấn khởi chia sẻ: “Ðầu năm 2020, ấp còn 5 hộ nghèo, đều là những hộ nằm trong diện rất khó khăn. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, tấm lòng nhân ái của xã hội mà hộ nghèo được giúp đỡ nhiều mặt từ nhà ở, vốn vay giải quyết việc làm, chăn nuôi. Năm nay, có đến 4/5 hộ có nhà mới ăn Tết”.

Chồng đi biển gặp nạn cách đây 3 năm, chị Nguyễn Thị Ðẹp một mình gồng gánh nuôi 2 con thơ. Căn nhà nhiều năm dột nát. Thương hoàn cảnh, chính quyền địa phương tranh thủ vận động xây dựng cho gia đình chị căn nhà mới. Căn nhà tuy trị giá chỉ 40 triệu đồng, song là tài sản lớn đối với chị Ðẹp. Bà Phạm Tiết Cài, mẹ chị Ðẹp, bộc bạch: “Có được căn nhà che mưa che nắng, mẹ con nó không còn lo sợ như trước. Rồi, được Nhà nước cho 15 triệu đồng, cộng thêm vay vốn 50 triệu đồng mua được 2 công đất ruộng để sản xuất. Tôi mừng cho nó lắm”.

Cả xã hội chung tay

Không tấc đất cắm dùi, bao nhiêu năm qua, sinh sống ở vùng đất Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, gia đình ông Ngô Minh Thế vẫn hoàn cảnh nghèo. Cũng làm lụng đủ thứ, nhưng cuộc sống chưa có gì ổn định.

Nhận giúp đỡ gia đình ông Thế, Hội Nông dân huyện hỗ trợ số tiền 3 triệu đồng để ông sắm tay lưới đánh bắt cá chẽm trên sông. Cộng với nghề bắt ba khía, thu nhập của gia đình ông dần được cải thiện. Cuối năm 2020, ông xin thoát nghèo.

Cũng nhận giúp đỡ hộ nghèo, năm 2020, mỗi cán bộ trong Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện trích 1 ngày lương, chung tay giúp đỡ số tiền 10 triệu đồng để gia đình anh Hà Văn Nhu (Khóm 3, thị trấn Trần Văn Thời) có điều kiện cất lại căn nhà đã xuống cấp nhiều năm. Có nhà ở ổn định, anh Nhu yên tâm làm công nhân cho công ty thuỷ sản ở TP Cà Mau, mỗi tháng cũng được 3-4 triệu đồng. Từ đó, anh tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Ðể không tái nghèo, cuộc sống ổn định hơn, đối với những người như ông Khoa, ông Thế, anh Nhu và hàng trăm hộ vừa thoát khỏi nghèo trong năm qua vẫn là hành trình dài phía trước. Nhưng tin rằng, khi quãng đường khó khăn nhất đã qua, với sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội với phương châm “không một ai bị bỏ lại phía sau”, nhất định tương lai của họ sẽ tươi sáng hơn./.

Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống cho biết: “Năm 2021, huyện đề ra chỉ tiêu “khá nặng” đối với công tác giảm nghèo. Ðó là tiếp tục giảm 0,5% tỷ lệ hộ nghèo và đặt mục tiêu 1 xã không còn hộ nghèo. Nhưng, ngay thời điểm này, các hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt các tiêu chí theo tiêu chí đa chiều rất lớn. Trước tiên, huyện rà soát 1 xã để xoá hộ nghèo, xây dựng kế hoạch cụ thể, để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Huyện uỷ, HÐND huyện đề ra. Bên cạnh đó, rà soát cụ thể để tăng cường công tác chỉ đạo giảm nghèo, bằng các biện pháp như: hỗ trợ từ chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, chương trình qua Ngân hàng Chính sách Xã hội; tranh thủ nguồn hỗ trợ của nhà tài trợ, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương; định hướng cho người dân xây dựng mô hình, lao động tạo việc làm tại chỗ và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động”.

 

Ngọc Minh

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.