ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 19:29:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau - Bạc Liêu 20 năm vẹn nghĩa - tình

Báo Cà Mau Cà Mau - Bạc Liêu có bề dày truyền thống cách mạng, lịch sử và văn hoá gắn bó với nhau, mối quan hệ giữa Ðảng bộ, Nhân dân 2 tỉnh được thiết lập từ lâu. Và trong những ngày cuối năm 2016 vừa qua, mối quan hệ này lại được nâng lên tầm cao mới, khi lãnh đạo 2 tỉnh chính thức ký bản ghi nhớ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Gắn kết bền chặt

Trong suốt chiều dài lịch sử, Cà Mau - Bạc Liêu luôn gắn kết với nhau về địa lý cũng như về tên gọi. Ngược dòng lịch sử trở lại vào những năm cuối của thế kỷ 17, hưởng ứng sự kêu gọi của Mạc Cửu, một tôi thần của nhà Minh bất phục triều đình Mãn Thanh về lưu trú tại Hà Tiên, một số cư dân người Hoa, người Việt không chịu nổi sự áp bức, bóc lột đã rời bỏ xứ sở quê hương để đến cư trú làm ăn sinh sống dựng thành một xã với tên gọi Cà Mau. Sang đầu thế kỷ 18, khi vùng đất này thuộc quyền quản lý của tướng lĩnh xã Cà Mau thuộc trấn Hà Tiên, đã có tên trên bản đồ đất Việt. Ðến năm 1882, người Pháp lấy một phần đất của Bạc Liêu thuộc Sóc Trăng và một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu, lúc bấy giờ Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cùng Chủ  tịch UBND tỉnh Ninh Bình ký thoả thuận hợp tác với tỉnh Bạc Liêu.

Ðến giai đoạn 1956-1975, chính quyền Việt Nam Cộng hoà lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai là: Hoà Thành, Ðịnh Thành, Tân Thành và Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau và cũng trong năm 1956 tỉnh Cà Mau đổi tên thành tỉnh An Xuyên. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ và sau này là chính quyền Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi là Cà Mau. Kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu được hợp nhất vào ngày 1/1/1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Ðến ngày 10/3/1976 được đổi tên thành tỉnh Minh Hải. Ðến ngày 6/11/1996, Quốc hội đã phê chuẩn về việc tách tỉnh Minh Hải ra thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu và việc tách tỉnh đã chính thức được thực hiện vào ngày 1/1/1997.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã trải qua nhiều lần chia tách rồi sáp nhập, lại chia tách. Tuy nhiên, dù ở thời kỳ nào 2 tỉnh luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh với thiên nhiên và truyền thống yêu nước, kháng chiến để giữ gìn vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Phát biểu tại lễ ký kết hợp tác giữa Bạc Liêu với Ninh Bình và Cà Mau diễn ra vào ngày 30/12/2016 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chia sẻ: "Mối quan hệ gắn bó giữa 2 tỉnh luôn thể hiện trong phong tục tập quán, văn hoá nghệ thuật dân gian, tập quán sản xuất, phong tục sinh hoạt cộng đồng của vùng sông nước… tất cả như hoà quyện vào nhau không có ranh giới".

Ðồng thuận với chia sẻ trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung bộc bạch: "Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mối quan hệ giữa Ðảng bộ, Nhân dân 2 tỉnh gắn kết rất chặt chẽ. Sau 20 năm kể từ ngày tái lập cũng vậy, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu đã nỗ lực phấn đấu, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm cùng nhau phát triển nhanh và bền vững, phát huy được tiềm năng và lợi thế là động lực cực Nam của vùng ÐBSCL".

Ðã 20 năm chia tách từ tỉnh Minh Hải cũ, thế nhưng mỗi khi nhắc đến Cà Mau hay Bạc Liêu, mọi người đều hồi tưởng về mái nhà chung là quê hương Minh Hải. “Trải qua nhiều lần tách nhập từ tên gọi cũng như địa giới hành chính, người dân Cà Mau - Bạc Liêu vẫn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết đi lên. Mối quan hệ truyền thống lâu đời, đặc biệt tình đoàn kết gắn bó keo sơn, hợp tác chặt chẽ, luôn được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân 2 tỉnh chung tay góp sức giữ gìn vun đắp và ngày càng phát triển”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khẳng định.

Hợp tác theo chiều sâu

Những năm qua, mặc dù chưa có văn bản nào được ký kết, nhưng 2 tỉnh đã tích cực hỗ trợ nhau, hợp tác chặt chẽ, đạt được những kết quả tốt đẹp. Ðể đưa mối quan hệ 2 tỉnh càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên cơ sở phát huy tốt mối quan hệ gắn bó lâu dài, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của 2 tỉnh, lãnh đạo 2 địa phương đã bàn bạc, đi đến thống nhất ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 tỉnh giai đoạn 2017-2020. “Từ thực tế khả năng của 2 địa phương, sẽ hợp tác có trọng tâm, trọng điểm về xúc tiến đầu tư, sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế biển, văn hoá, văn học nghệ thuật, giáo dục đào tạo, du lịch, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường...”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết.

Ðánh giá về tầm quan trọng của việc hợp tác giữa 2 tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung nhận định: "Thông qua các nội dung hợp tác để tạo thêm động lực cho sự phát triển của 2 tỉnh; thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giúp Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân 2 tỉnh phát triển trong giai đoạn tới. Ðồng thời, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và tình cảm gắn bó giữa 2 địa phương cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân 2 tỉnh, nhất là thế hệ trẻ".

Ðể thực hiện tốt chương trình hợp tác, mỗi tỉnh phân công một Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp theo dõi chỉ đạo thực hiện chương trình đã ký kết. Theo đó, các sở, ban, ngành của 2 địa phương tích cực hỗ trợ phối hợp chặt chẽ và cụ thể hoá, tổ chức thực hiện các nội dung đã được ký kết. Từng ngành, từng lĩnh vực cần xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể để ký kết và triển khai thực hiện. “Thông qua sự hợp tác lần này sẽ góp phần quan trọng để 2 địa phương phát triển nhanh hơn, hiệu quả và bền vững hơn trong thời gian tới”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải kỳ vọng./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).