ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:11:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau đã có được tầm vóc mới

Báo Cà Mau Phát huy thế mạnh con tôm, nông dân các vùng chuyển dịch còn thực hiện hiệu quả mô hình đa cây, đa con, đưa kinh tế thuỷ sản trở thành thế mạnh của Cà Mau.

Bà Ong Thị Hồng Thơ, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Sức mạnh đoàn kết quyết định mọi thắng lợi

Năm 1997, tỉnh Cà Mau chính thức được tái lập, đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu bước khởi đầu mới. Cà Mau bắt đầu kiến thiết lại tỉnh nhà trong vô vàn khó khăn, những thiệt hại về người và của trong cơn bão năm 1997, kinh tế kém phát triển; hạ tầng thiếu, yếu… 20 năm sau ngày tái lập, “đứa em út Cà Mau” đang khoác lên mình chiếc áo mới với diện mạo mới. Sự thay da đổi thịt ấy xuất phát từ sự đoàn kết của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà. Ðây là sức mạnh để Cà Mau thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đặt ra.

Sự đổi thay ấy bắt đầu từ việc Cà Mau nắm bắt và triển khai hiệu quả chủ trương của Trung ương khi quyết định để Cà Mau chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm ở các vùng như: Cái Nước, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển. Phát huy thế mạnh con tôm, nông dân các vùng chuyển dịch còn thực hiện hiệu quả mô hình đa cây, đa con, đưa kinh tế thuỷ sản trở thành thế mạnh của Cà Mau. Kinh tế nông nghiệp phát triển vượt bậc khi nông dân Cà Mau mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao số lượng và chất lượng các mặt hàng nông sản. Nhà máy khí - điện - đạm đã thắp sáng vùng quê vốn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn như U Minh.

Kinh tế từng bước ổn định, Ðảng bộ tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo tốt cho các gia đình chính sách, phong truy tặng Mẹ Việt Nam anh hùng. Chính sách “sống tốt đời đẹp đạo” được đồng bào dân tộc, tôn giáo phát huy hiệu quả. Cà Mau đã xoá cầu khỉ, thay vào đó là những con lộ bê-tông thẳng tắp, cầu, đường, trường học được đầu tư nâng cấp, tạo nên diện mạo nông thôn mới cho vùng quê Cà Mau…  

Những con số đạt được là sự nỗ lực của Ðảng bộ tỉnh qua 4 nhiệm kỳ đại hội, kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ trước làm tiền đề cho nhiệm kỳ sau tiếp tục phát triển. Tôi rất kỳ vọng vào Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh khoá XV phát huy tinh thần đoàn kết, tạo thành sức mạnh lãnh đạo Ðảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhằm đưa nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà tiến lên một bước mới, rút ngắn khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa Cà Mau với các tỉnh ÐBSCL.

Tuy nhiên, lãnh đạo cần có chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm giải quyết được lao động tại chỗ, “ly nông bất ly hương” cho nông dân Cà Mau. Bên cạnh đó, đầu tư, nâng cấp, cải tổ những hạn chế, yếu kém của ngành du lịch Cà Mau. Xây dựng du lịch Cà Mau với những nét đặc trưng riêng để thu hút khách trong và ngoài nước.    

Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Việt Thắng: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong tình hình mới

Một trong những con số ấn tượng được nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Việt Thắng so sánh sau 20 năm tái lập tỉnh: thu nhập bình quân đầu người của Cà Mau tăng từ khoảng 3 triệu đồng/người/năm (năm 1997) lên 38 triệu đồng/người/năm (năm 2016). Nếu như trước đây tỷ lệ hộ dân sử dụng điện chỉ đạt khoảng 8,5% thì hiện nay con số này trên 98%. Lộ ô-tô về trung tâm xã khoảng 5%, hiện nay 87,82%. Nguồn nhân lực chất lượng cao đã tăng về số và chất lượng… Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được Ðảng bộ quan tâm. Từ đó, tạo được bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Ðảng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng.

Ðiều băn khoăn nhất hiện nay được nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Việt Thắng chia sẻ: Một số cấp uỷ chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nên việc triển khai không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Việc đấu tranh tự phê bình, phê bình đối với những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục đã làm giảm lòng tin của Nhân dân. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, một số nơi còn mang tính hình thức. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiệu quả chưa cao, chưa tạo được bước chuyển mạnh mẽ, trở thành việc làm thường xuyên trong sinh hoạt của các tổ chức Ðảng, trong các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên.

Do đó, cần phải nâng cao nhận thức của các cấp uỷ về vai trò đặc biệt quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sao cho ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, thiết thực đưa nội dung chỉ thị, nghị quyết vào cuộc sống. 

Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau Cao Kim Dân: Phụ nữ là nguồn lực vô cùng quan trọng của xã hội

Kinh qua nhiều vị trí công tác, nhưng với cô Cao Kim Dân (Ba Dân), thời gian phụ trách công tác phụ nữ của Minh Hải (từ năm 1992) và sau này là Cà Mau (năm 1997) đã để lại nhiều kỷ niệm khó quên. Cô Ba chia sẻ: “Bản thân cô rất tâm huyết với công tác phụ nữ, nhất là trong điều kiện khi ấy, tỉnh nhà còn nhiều khó khăn”. Ðánh giá về sự phát triển của Cà Mau sau 20 năm tái lập tỉnh, cô Ba phấn khởi: “Phải nói là Cà Mau có sự phát triển rất lớn, trên tất cả các lĩnh vực”. Ngay như thị xã Cà Mau lúc cô Ba về làm Bí thư Thị xã uỷ năm 1987, điều kiện giao thông, hạ tầng còn rất lạc hậu, so với Cà Mau quy mô, không ngừng tăng tốc phát triển hiện nay quả là sự thay đổi lớn.

Không chỉ thành thị, những vùng nông thôn như Trần Văn Thời, U Minh nơi cô Ba từng gắn bó cũng thay da, đổi thịt. Cô Ba tâm sự: “Những chuyến về thăm quê, ngay cả vùng trước kia là rừng hoang, đồng sậy, cả những nhánh xóm xa cũng có lộ về tới, quả thật là không thể tưởng tượng nổi”. Mức sống của người dân Cà Mau không ngừng cải thiện, trong đó, những vấn đề cốt lõi nhất như: điện, đường, trường, trạm rất đảm bảo".

Cô Ba Dân cho biết: “Ðây là thành quả sự nỗ lực rất lớn của Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau. Từng bước khơi dậy được tiềm năng của địa phương, bám sát những trăn trở, khó khăn của người dân”. Cô Ba khẳng định: “Cà Mau có vị trí và nội lực không thua kém bất cứ nơi đâu. Tương lai của mảnh đất anh hùng Cà Mau phụ thuộc vào những nỗ lực từ hôm nay của toàn Ðảng bộ và Nhân dân, trong đó có lực lượng phụ nữ”.

Năm 1997, phong trào phụ nữ của Cà Mau đã gây dựng được những nền tảng vững chắc để phát triển. Cô Ba Dân nhận định: “Truyền thống là một yếu tố quý báu của lực lượng phụ nữ Cà Mau. Cô và các đồng chí quyết giữ gìn và phát huy truyền thống ấy”. Lực lượng cán bộ phụ nữ tâm huyết, có kinh nghiệm và rất sâu sát với các phong trào, vì vậy, công tác phụ nữ Cà Mau đạt được nhiều thành tựu lớn trong bối cảnh mới chia tách. Nổi bật khi ấy, như lời cô Ba là phong trào xoá đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ để phát triển kinh tế hộ gia đình. Cái gốc của vấn đề ở mỗi gia đình vẫn là kinh tế, giải quyết được “nút thắt” này coi như công tác phụ nữ sẽ rất thuận lợi.

Ðối với công tác phụ nữ hiện tại, cô Ba khẳng định: “Vô cùng tin tưởng lực lượng cán bộ phụ nữ hiện nay, được đào tạo, học hành đàng hoàng”. Ðây là niềm tin để phụ nữ Cà Mau tiếp tục có những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung. Tuy nhiên, cô Ba vẫn còn băn khoăn: “Phải làm sao củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở hội thật sự đồng đều, nhất là ở vùng nông thôn, có như vậy công tác phụ nữ mới đi vào chiều sâu”. Những lần trao đổi với cán bộ phụ nữ đương nhiệm của tỉnh, cô Ba gởi gắm: “Phải xứng đáng với truyền thống của các bà, các mẹ, của cả dân tộc Việt Nam. Phụ nữ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm đều là nguồn lực vô cùng quan trọng của xã hội”.

Ðại tá Nguyễn Văn Phép, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau: Giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân

Ðại tá Nguyễn Văn Phép (Hai Phép). Những ngày tỉnh Cà Mau mới chia tách, ông Hai Phép nhớ lại: “Khi ấy tỉnh còn nhiều khó khăn, có huyện còn chưa xây dựng được trụ sở chỉ huy”. Cà Mau sau 20 năm đã phát triển vượt bậc, từ một thị xã có quy mô nhỏ trở thành đô thị sầm uất, hiện đại. Sau 20 năm, các lực lượng như dân quân tự vệ và dự bị động viên đã được huấn luyện, tổ chức bài bản hơn, đáp ứng sát với tình hình thực tế.

Lực lượng vũ trang của tỉnh nhà theo đánh giá của ông Hai Phép là đi đúng theo định hướng của cả nước, đó là chính quy, tinh nhuệ và hiện đại hoá. Một vấn đề quan trọng nữa mà ông Hai Phép khẳng định: “Ðó là lực lượng cán bộ, chiến sĩ đã có điều kiện được đào tạo, rèn luyện bài bản, có trình độ, kỹ năng và có khả năng hội nhập sâu rộng, đây là cơ sở để tăng cường sức bảo vệ, chiến đấu và ứng phó trong mọi hoàn cảnh”.

Nói về Cà Mau hôm nay, ông Hai Phép cho rằng: “Cà Mau đang trong quá trình khẳng định vị trí, vị thế đối với cả nước. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng và tương lai sẽ là những trọng điểm phát triển của toàn vùng đồng bằng, của cả quốc gia. Tình hình thế giới, trong nước chuyển biến mau lẹ, trách nhiệm của các lực lượng quân sự, vũ trang là vô cùng lớn. Phải giữ vững tinh thần, cảnh giác cao độ, thao luyện liên tục, nhuần nhuyễn, có những phương án tối ưu cho mọi hoàn cảnh, đối tượng. Mục đích cao nhất là bảo vệ thành quả cách mạng, đẩy lùi mọi kẻ thù”.

Một trong những vấn đề được ông Hai Phép nhấn mạnh: “Ðó là xây dựng bản lĩnh chính trị, giữ gìn và phát huy truyền thống, phẩm chất của anh Bộ đội Cụ Hồ. Phòng chống và phát hiện việc tự chuyển hoá, tự diễn biến. Người lính hiện đại là phải am hiểu tri thức, cập nhật tình hình và nêu gương trong đời sống, công tác”.

Ông Hai Phép tin tưởng: “Những thế hệ tiếp nối sẽ làm vẻ vang thêm truyền thống anh hùng của Cà Mau. Giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, cùng với tỉnh nhà tiến lên những tầm cao mới”./.

Thanh Phương, Quốc Rin lược ghi

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.