ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 07:13:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau đề nghị Bộ Y tế khẩn cấp hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) UBND tỉnh Cà Mau vừa đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp: thuốc kháng vi-rút; chi viện thêm nguồn nhân lực, vắc-xin; cho phép khẳng định trường hợp nhiễm và khỏi bệnh Covid-19 bằng test nhanh.

UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn gửi khẩn cấp đến Bộ Y tế trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn.

Theo đó, công văn nêu rõ, hiện tại Cà Mau, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, mỗi ngày phát hiện gần 1.000 ca F0 và có chiều hướng tăng cao mỗi ngày; Đến ngày 14/12/2021, toàn tỉnh đã có 18.273 ca F0, có 76 ca tử vong; Số trường hợp F0 đang điều trị là 9.165 ca; số trường hợp bệnh nặng cũng tăng cao gây quá tải cho co sở điều trị tầng 2 và tầng 3 và chăm sóc, điều trị tại nhà.

Để kịp thời khống chế được dịch bệnh, giảm số ca chuyển nặng và tử vong, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp cho công tác phòng trị dịch Covid-19:

Bổ sung khẩn cấp thuốc kháng vi-rút: Molnupiravir 50.000 liệu trình (ca) điều trị; Favipiravir 20.000 liệu trình (ca) điều trị.

Cho phép khẳng định trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên: Về vấn đề này, do hiện nay, nhiều trường hợp xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính, chỉ định xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR hầu hết đều dương tính. Để tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng phân tầng, cách ly điều trị F0 kịp thời và giảm tốn kém sinh phẩm, hoá chất cho việc sử dụng xét nghiệm PCR, Cà Mau kiến nghị Bộ Y tế cho phép tỉnh xét nghiệm khẳng định trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, cụ thể các trường hợp sau:

Trường hợp thứ 1, người nhiễm SARS-CoV-2 là trường hợp có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR. Trường hợp thứ 2, là trường hợp bệnh nghi ngờ, có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính. Trường hợp thứ 3, là những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày và có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với 2 loại test nhanh khác nhau (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện). Trong trường hợp chỉ có kết quả dương tính với 1 loại test nhanh thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Y tế cho phép khẳng định khỏi bệnh Covid-19 bằng test nhanh đối với 2 trường hợp. Thứ nhất, F0 điều trị tại nhà đủ 10 ngày, test nhanh âm tính được xác định khỏi bệnh (kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên và test nhanh do Bộ Y tế cấp phép). Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn hoặc trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

UBND tỉnh Cà Mau đề nghị cho phép khẳng định trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 và khỏi bệnh bằng test nhanh kháng nguyên.

Đối với người bệnh Covid-19 điều trị các cơ sở thu dung, điều trị, nếu là người bệnh COVID-19 đơn thuần hay người bệnh Covid-19 có bệnh nền/bệnh kèm theo, thì các triệu chứng lâm sàng cần phải hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc CT từ 30 trở lên hoặc test nhanh âm tính vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Trước tình hình số ca nhiễm tăng cao, UBND tỉnh đồng thời đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp nguồn nhân lực phòng, chống Covid-19 chi viện cho Cà Mau. Trong đó, đối với hỗ trợ điều trị trường hợp nhiễm SARS- CoV-2 (F0) tầng 2 và 3: cần 1 đội 10 người, bao gồm: Bác sĩ, điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn có kinh nghiệm trong điều trị bệnh trung bình, nặng và nguy kịch;

Hỗ trợ cho các cơ sở y tế thu dung, điều trị F0 tầng 2 và 3: Thời gian: 3 tuần, bắt đầu từ ngày 20/12/2021 đến 15/1/2022;

Hỗ trợ điều trị trường hợp nhiễm SARS- CoV-2 tầng 1 tại nhà và tại khu cách ly tập trung: cần 5 đội, mỗi đội 8 người, bao gồm: 2 bác sĩ, 6 điều dưỡng có kinh nghiệm quản lý, điều trị, chăm sóc F0 tại nhà. Thời gian: 1 tháng, bắt đầu từ ngày 20/12/2021 đến 22/01/2022.

UBND tỉnh Cà Mau mong muốn được chi viện thêm nguồn nhân lực hỗ trợ điều trị trường hợp nhiễm SARS- CoV-2 (F0) tầng 2 và 3.

Song song đó, nhằm giảm nguy cơ mắc Covid-19 và giảm số ca chyển biến nặng, tử vong, để phòng chống dịch chủ động, UBND tỉnh cũng đề nghị bổ sung vắc-xin tiêm mũi bổ sung (mũi 3) cho những ngưòi có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng. Trong đó, hỗ trợ cấp 65.000 liều vắc-xin Pfizer trong tháng 12/2021, để tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại cho các đối tượng tuyến đầu chống dịch, đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như suy giảm miễn dịch, ghép tạng, ung thư, HIV, các bệnh nền nặng,... nhất là đối tượng trên 50 tuổi được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

“Trước tình hình khó khăn của tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau rất mong được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Bộ Y tế”- Chủ tịch UBND tỉnh tha thiết./.

 

Hồng Nhung

 

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.

Tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường.

Ung thư và những căn nguyên cần biết

Các chuyên gia của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, thông thường tình trạng ung thư chỉ xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào một cách không kiểm soát được, sau đó thì các tế bào này sẽ tập hợp lại thành một khối u. Theo thời gian, các khối u bất thường đó sẽ tiếp tục có xu hướng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác trong cơ thể con người. Lúc này thì căn bệnh ung thư được xem như đã hình thành.

Khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (29/10), đúng Ngày Bệnh vảy nến Thế giới, Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau khai trương phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến. Tham dự có PGS.TS - Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cùng đoàn y, bác sĩ bệnh viện. Về phía tỉnh Cà Mau có Bác sĩ Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế.

Ðảm bảo sức khoẻ người cao tuổi

Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”, mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.

Cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các bà mẹ không thể trực tiếp cho con bú, nên vắt sữa là giải pháp tốt nhất.

Đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến Tết dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ không còn xa. Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hàng thực phẩm thiết yếu trong dịp Tết như: thịt nguội (giò chả, chả lụa, xúc xích, lạp xưởng, nem…) cũng như các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh; các loại khô (cá khô, tôm khô), mắm đang được đẩy nhanh quá trình nhập nguyên liệu dự trữ và tăng công suất sản xuất để kịp thời cung ứng cho thị trường tiêu dùng.

Điều trị ung thư phải theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, nhiều người cảm thấy lo lắng khi căn bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Trong đó, nhiều nhất là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và tuyến vú.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hút thuốc lá

Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.