ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 04:03:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Các chợ ở huyện U Minh: Nhiều bất cập trong phòng, chống cháy nổ

Báo Cà Mau Huyện U Minh là một trong những địa phương thực hiện công tác phòng, chống cháy nổ ở các điểm chợ khá tốt, nhiều năm liền không xảy ra cháy tại các chợ đầu mối cũng như chợ xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều kiện vận hành các phương tiện chữa cháy khi có sự cố cháy ở các điểm chợ trên địa bàn huyện U Minh đang gặp phải nhiều vấn đề bất cập.

Huyện U Minh là một trong những địa phương thực hiện công tác phòng, chống cháy nổ ở các điểm chợ khá tốt, nhiều năm liền không xảy ra cháy tại các chợ đầu mối cũng như chợ xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều kiện vận hành các phương tiện chữa cháy khi có sự cố cháy ở các điểm chợ trên địa bàn huyện U Minh đang gặp phải nhiều vấn đề bất cập.

Qua kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, nhiều điểm chợ vẫn còn tình trạng người mua bán lấn chiếm lối đi, vị trí các chợ không thuận lợi cho việc vận hành các phương tiện chữa cháy vào trung tâm khi có sự cố; ý thức người kinh doanh về phòng, chống cháy nổ trong chợ vẫn còn hạn chế...

Hạn chế về ý thức

Nằm trên địa bàn ấp 4, xã Khánh An, chợ Khánh An (hay còn gọi là chợ vàm Cái Tàu) là một trong những chợ sầm uất của huyện U Minh. Tại đây có hơn 120 hộ kinh doanh, mua bán nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân. Mặc dù có quy hoạch nhà lồng chợ rộng lớn nhưng tình trạng người dân lấn chiếm lối đi vẫn diễn ra và đặc biệt là ý thức trang bị các phương tiện chữa cháy của các hộ kinh doanh vẫn còn hạn chế.

Lực lượng chức năng kiểm tra bình chữa cháy tại cơ sở Huy Hoàng, chợ vàm Cái Tàu, xã Khánh An, huyện U Minh.

Cơ sở tạp hoá Huy Hoàng là một trong những cơ sở lớn nhất đang kinh doanh tại chợ vàm Cái Tàu. Khi đoàn kiểm tra về công tác phòng cháy đến kiểm tra thì phát hiện chủ cơ sở thiếu quan tâm, không chỉ hàng hoá bày trí không ngăn nắp. Mặc dù có trang bị bình chữa cháy nhưng chủ cơ sở lại cất ở nơi không thuận lợi và để các hàng hoá khác chất chồng lên. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu kiểm tra chất lượng bình chữa cháy thì phải hơn 10 nhân viên của tiệm mới có thể lấy được, bình chữa cháy đã gỉ sét, không sử dụng được do cất quá lâu không lau chùi, bảo dưỡng.

Ông Nguyễn Hoàng Hạnh, chủ cơ sở Huy Hoàng, cho biết: “Cơ sở có mua bình chữa cháy và được hướng dẫn cách sử dụng nhưng trước giờ không có cháy nổ xảy ra nên không lau chùi, bảo dưỡng. Hơn nữa cũng không biết là bình chữa cháy có hạn sử dụng. Ðược các anh nhắc nhở nên tôi sẽ có ý thức hơn, mua bình chữa cháy khác và để ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng khi cần thiết”.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An Ngô Thanh Phong cho biết: “Những năm qua, UBND xã thường xuyên chỉ đạo Ban Quản lý chợ kiểm tra, vận động, tuyên truyền, phổ biến công tác phòng, chống cháy nổ đến tận các hộ kinh doanh, mua bán trong và ngoài chợ. Riêng trong năm 2014 đã tổ chức họp dân tuyên truyền 2 cuộc với hơn 140 lượt người tham gia. Ngoài ra, trạm truyền thanh xã thường xuyên phát tuyên truyền hằng ngày để nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy”.

Mặc dù các cấp, ngành địa phương đã tuyên truyền như thế nhưng qua các đợt kiểm tra thực tế cho thấy ý thức phòng, chống cháy nổ của các hộ kinh doanh tại các chợ vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Ông Ngô Thanh Phong cho biết thêm, những người trực tiếp tham gia phòng cháy, chữa cháy đều là kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp không cao, phần lớn làm việc tự nguyện và không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, trang thiết bị khá thô sơ. Chợ vàm Cái Tàu được trang bị 1 máy phao dùng cho chữa cháy nhưng đã sử dụng trên 10 năm, xuống cấp nên khả năng bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy không cao.

Không chỉ riêng các chợ xã, ngay tại chợ thị trấn U Minh cũng gặp phải những khó khăn tương tự, tình trạng người dân mua bán lấn chiếm lối đi, nấu ăn tại quầy kinh doanh và câu móc điện thiếu an toàn... vẫn còn phổ biến.

Thượng tá Trần Văn Rật, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Cà Mau, cho biết: “Một điểm bất cập trong công tác phòng cháy chợ tại thị trấn U Minh là nơi đặt máy bơm chữa cháy không phù hợp (đặt ngay sau quầy bán thịt, gây cản trở việc vận hành khi có sự cố). Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm lối đi gây cản trở cho việc vận hành các đường ống, phương tiện chữa cháy chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng người dân câu móc điện thiếu an toàn, thắp nhang, nấu ăn và để các dụng cụ dễ gây cháy tại nơi buôn bán vẫn còn. Ðiều này rất nguy hiểm, cần phải nghiêm cấm và khắc phục triệt để”.

Điều kiện phòng cháy, chữa cháy chưa bảo đảm

Ông Trịnh Thanh Trần, Trưởng Ban Quản lý chợ và Ban Ðiều hành Bến tàu xe huyện U Minh, cho biết: “Chợ thị trấn nằm trên địa bàn sông nước, bên ngoài chợ là lộ bê-tông 2-3 m nên việc xe cơ giới chuyên dụng công suất lớn phục vụ phòng cháy, chữa cháy không vào được trung tâm chợ. Vì vậy, chỉ có thể sử dụng ca nô, vỏ composite lớn để chữa cháy, khi có sự cố cháy xảy ra thì sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Tuy nhiên, qua nhiều lần kiểm tra, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh và Công an huyện U Minh đã đề nghị trang bị mới do 2 máy phao hiện tại đã hết thời hạn sử dụng. Ðể bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, Ban Quản lý chợ và Ban Ðiều hành Bến tàu xe U Minh cũng đã đề xuất mua máy chữa cháy mới công suất lớn hơn và hiện đã xây 1 bến lấy nước trước cửa nhà lồng chợ.

Trước mắt, để bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy tại các điểm chợ trên địa bàn huyện, ngoài việc đợi được trang bị và quy hoạch các điểm chợ hợp lý thì công tác tuyên truyền được địa phương quan tâm đẩy mạnh.

Ông Trịnh Thanh Trần cho biết: “Ðịa phương tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ và kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức của hộ kinh doanh”. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương phối hợp tuyên truyền cho mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong 1 ngày với số lượng vừa đủ, không để hàng hoá lấn chiếm khoảng cách giữa các hộ, sạp hàng đã quy định. Các hộ kinh doanh tuyệt đối không tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm dễ cháy như: xăng, dầu, cồn, gas... trong nhà, ki-ốt, nhà lồng chợ. Tuyệt đối không thắp đèn, nến, nhang thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ. Các hộ kinh doanh để hàng hoá dễ cháy cách bóng đèn, bảng điện tối thiếu 0,5 m, không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, làm tường, vách ngăn, trần, quầy, sạp hàng...

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Liên kết hữu ích

Nghĩa tình lan xa, biên cương gần lại

Ban Thường vụ Huyện đoàn Ngọc Hiển phối hợp cùng Thành đoàn TP Cần Thơ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ, Ban Thanh niên Công an tỉnh Cà Mau và UBND xã Tân Ân tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2025 tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, với nhiều hoạt động đồng hành cùng bà con ven biển.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Vùng 5 Hải quân thông tin, tuyên truyền về biển, đảo

Từ ngày 17-21/3, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Kiên Giang tổ chức thông tin, tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra công tác kỹ thuật tại các đơn vị

Chiều 20/3, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Thượng tá Mai Đăng Danh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng, làm trưởng đoàn, đến kiểm tra công tác kỹ thuật tại các đơn vị trong Vùng.

Tuyên truyền chống khai thác IUU nơi đảo tiền tiêu

Cùng với các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, các đồn biên phòng đứng chân trên tuyến đảo tiền tiêu của tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm từng bước gỡ "thẻ vàng" của EC.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ

Tối 18/3, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị thông tin về tình hình biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Tiểu đoàn 563 (Vùng 5 Hải quân). Đại tá Võ Hùng Lâm, Chủ nhiệm Chính trị Vùng dự và chỉ đạo.

Tư lệnh Hải quân thăm, động viên các quân nhân tham gia diễu binh, diễu hành

Sáng 18/3, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân đến thăm, động viên các khối Hải quân tham gia diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.