ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 19:46:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần lắm những vòng tay nhân ái

Báo Cà Mau Thấy khách đến nhà, chị Thu lăng xăng, vuốt tóc “làm đẹp” rồi chạy vào báo tin cho thằng Cơ đang nằm co quắp trên chiếc giường cây ọp ẹp trong căn nhà trống hoác. Thấy khách bước vô, Cơ cũng sửa dáng nằm “làm duyên” với người lạ. Chủ nhà là anh Đức nhìn chúng tôi, cười sượng sùng: “Chị và em tôi bị bệnh thiểu não”.

Thấy khách đến nhà, chị Thu lăng xăng, vuốt tóc “làm đẹp” rồi chạy vào báo tin cho thằng Cơ đang nằm co quắp trên chiếc giường cây ọp ẹp trong căn nhà trống hoác. Thấy khách bước vô, Cơ cũng sửa dáng nằm “làm duyên” với người lạ. Chủ nhà là anh Đức nhìn chúng tôi, cười sượng sùng: “Chị và em tôi bị bệnh thiểu não”.

Anh Đức (Trần Văn Đức, ngụ ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân) năm nay mới 40 tuổi, nhưng trông dáng vẻ anh già hơn nhiều so với tuổi của mình. Cũng phải thôi, hơn 3 năm nay, chỉ thu nhập ít ỏi từ nghề bán nước đá dạo nhưng anh phải nuôi đến 6 miệng ăn, trong đó chị và 2 em của anh mắc hội chứng down. Con anh đi học cách xa nhà, anh phải canh chừng đưa, rước…

Anh Đức xót xa nhìn chị và em mình ngày ngày bị dày vò vì bệnh tật.

Nghe hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình mình, anh Đức trầm ngâm giây lâu như để nén nỗi xúc động, rồi kể, cha anh qua đời lúc anh còn rất nhỏ, một mình mẹ anh “tay xách nách mang” 6 người con, trong số đó con gái thứ 3 là Trần Thị Thu, con trai áp út Trần Văn Bích và con út Trần Văn Cơ bị hội chứng down. Chị Thu người nhỏ thó, giọng nói lí nhí rất khó nghe, trí não kém phát triển. Trần Văn Bích tướng tá bình thường nhưng đầu óc chậm phát triển. Tội nhất là Trần Văn Cơ, tay chân co quắp, miệng méo ngược. Khốn khổ là thế nhưng gia đình anh lại không có đất sản xuất, mẹ anh phải vất vả làm thuê để nuôi các con, rồi anh em Đức trưởng thành cũng mưu sinh bằng nghề làm thuê.

2 người con gái lấy chồng về thị trấn Cái Đôi Vàm sinh sống, Đức cưới vợ và sống gần mẹ trên mảnh đất nhỏ mà anh đã cố gắng giữ để có nơi nương tựa. Nói là ra riêng, nhưng thực ra vợ chồng anh quán xuyến luôn việc ăn uống hằng ngày cho mẹ, chị và 2 em. Anh làm thuê ở quê theo mùa, hết việc thì anh đi TP Hồ Chí Minh lao động công nhật để kiếm thêm thu nhập. Thấy anh vất vả, mẹ anh không chịu được nên lúc anh lao động ở quê thì bà đi TP Hồ Chí Minh làm thuê, nghĩa là thay phiên nhau đi làm xa để còn có người ở nhà chăm sóc mấy người bệnh.

Năm 2012, trên đường từ nhà trọ đi đến chỗ làm (xưởng sấy khô), bà bị xe gắn máy tông trúng, té đập đầu, tử vong. Từ ngày mẹ qua đời đến nay, anh Đức không đi TP Hồ Chí Minh làm thuê nữa, vì vợ anh phải chăm sóc con nhỏ, mà bỏ 3 người bệnh tự lo cho bản thân thì anh lại không đành. Anh gom hết những đồng tiền chắt mót được và mượn thêm chút ít của bạn bè để mua chiếc xuồng cây, hằng ngày vợ chồng anh lấy nước đá chở đi bán dạo, lấy công làm lời.

Mỗi sáng, vợ anh phải thức sớm chuẩn bị cơm nước, xong đâu đó thì dặn dò con ăn rồi tự đến trường học, cũng như dặn chị, 2 em tự lấy ăn và canh chừng nhà cửa. Thường thì vợ chồng anh chỉ vắng nhà vào buổi sáng, hôm nào bán chậm lắm thì khoảng 3 giờ chiều cũng về tới nhà. Rong ruổi trên sông, rạch bất chấp nắng mưa, nhưng mỗi ngày cũng chỉ bán được khoảng 20 cây nước đá, mỗi cây trừ chi phí xăng dầu còn lời khoảng 6.000 đồng. Bây giờ, nông thôn vùng sâu nhiều nhà đã sắm tủ lạnh nên cũng ít khi họ mua. 3 người bệnh ở gia đình anh, chỉ có 2 người đủ tiêu chuẩn được hưởng trợ cấp 315.000 đồng/tháng.

Nông thôn giờ đây đang phát triển từng ngày, đường sá thông thương, đi lại thuận tiện và tủ lạnh là món đồ tiêu dùng tiện ích, dễ sắm, nghề bán nước đá dạo của anh sẽ kéo dài được bao lâu? Và không thể đi lao động xa nhà vì phải gần gũi để chăm sóc chị, 2 em bệnh tật, mưu sinh của gia đình rồi sẽ ra sao? Câu hỏi đặt ra, một lần nữa anh Đức lại bùi ngùi: “Hoàn cảnh này tôi không thể làm gì hơn được. Cha mẹ không còn, chị và em bị bệnh tật chỉ trông cậy vào tôi, tôi đâu thể quay lưng với họ. Phải chi 2 người chị em đang sống ở thị trấn, họ khá giả thì tôi cũng đỡ phần nào, đằng này cuộc sống của họ còn tệ hơn tôi!”.

Gia đình khốn khổ ấy đang rất cần sự sẻ chia từ những vòng tay nhân ái./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3826686, DĐ: 0919410678, gặp chị Tuyết Kiều.

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.