ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-7-25 06:32:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần những “cú hích” chiến lược cho các nghị quyết chuyên đề

Báo Cà Mau

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (khóa XVI), Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề. Cùng với đó, BCH Đảng bộ các huyện, thị, thành phố cũng xây dựng các nghị quyết chuyên đề gắn với điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Qua đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp và huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện các mục tiêu đề ra.

Huyện Phước Long sẽ phát huy lợi thế của giao thông thủy cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

ƯU TIÊN CÁC ĐỘT PHÁ

Một trong những nghị quyết chuyên đề được BCH Đảng bộ tỉnh ban hành đầu tiên là Nghị quyết 01 “về xây dựng huyện Phước Long trở thành trung tâm phát triển KT-XH vùng phía Bắc Quốc lộ (QL) 1A của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Thực hiện Nghị quyết 01, Đảng bộ và Nhân dân huyện Phước Long đã phát huy truyền thống đoàn kết và tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Một trong những nhiệm được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo - đó là tập trung làm tốt công tác lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Đây được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, nhất là quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các cụm, điểm công nghiệp, thương mại, đô thị... Đặc biệt là liên quan trực tiếp đến công tác thu hút và mời gọi đầu tư, khi nhà đầu tư luôn quan tâm đến quy hoạch và tính ổn định của quy hoạch gắn với các định hướng và chiến lược phát triển lâu dài.

Cùng với công tác quy hoạch, huyện Phước Long cũng rất quan tâm đến công tác chỉ đạo phát triển sản xuất bằng việc tập trung khai thác tối đa diện tích canh tác trồng lúa hơn 13.730ha ở vùng ngọt. Đến nay đã hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng chuyên lúa tại các xã Hưng Phú, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long; vùng chuyên sản xuất rau má, rau cần nước tại xã Vĩnh Thanh; vùng chuyên sản xuất bắp tại xã Vĩnh Phú Đông… Gắn với các vùng nguyên liệu này là đăng ký cấp mã vùng và tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng, xây dựng sản phẩm OCOP…

Riêng vùng chuyển đổi sản xuất với hệ sinh thái mặn và lợ, huyện Phước Long cũng tập trung khai thác có hiệu quả 22.477ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, chuyển dần từ tập quán nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến kết hợp, vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh tập trung, phát triển các đối tượng chủ lực như: tôm sú, tôm càng xanh, cua… Cũng như, tập trung chỉ đạo sản xuất tôm sạch, lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao, chú trọng giống lúa ST24, ST25 và các mô hình có hiệu quả khác như: mô hình tôm - lúa, tôm càng xanh, tôm - cua, tôm - cua - cá, nuôi cá chình, cá bống tượng… Đặc biệt là mô hình sản xuất tôm - lúa tập trung ở các xã Phước Long, Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long, một phần của xã Vĩnh Thanh và xã Phong Thạnh Tây A.

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 01, Đảng bộ và Nhân dân huyện Phước Long tuy đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong xây dựng huyện trở thành trung tâm phát triển KT-XH vùng Bắc QL 1A, nhưng đến nay nhìn chung vẫn chưa thực hiện được mục tiêu này. Bởi bản thân “trung tâm” phải đảm bảo được 3 vấn đề cơ bản: hội tụ, chi phối và lan tỏa mạnh. Trong khi đó, nền kinh tế của Phước Long hiện nay vẫn “tự bơi” là chính và chưa đủ lực hoặc có khả năng để thu hút hay chi phối các địa phương khác của vùng sản xuất phía Bắc QL 1A!

Có thể thấy, để trở thành trung tâm của vùng Bắc QL 1A, Đảng bộ huyện Phước Long phải xác định đâu là lựa chọn ưu tiên và xem đó là khâu đột phá. Cụ thể như mục tiêu xây dựng Phước Long trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp mang thương hiệu “lúa thơm, tôm sạch” cho cả vùng Bắc QL 1A liệu có khả thi? Và kéo theo đó là hình thành trung tâm đầu mối về “chợ tôm sạch” mang cấp đồng bằng, nhà máy chế biến “lúa thơm, tôm sạch” Phước Long - Bạc Liêu gắn với lấp đầy các khu, cụm công nghiệp vốn được xem là giải pháp căn cơ trong giải quyết bài toán lao động di cư và cả chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ… Nếu không giải quyết được những điểm mấu chốt này thì việc thực hiện Nghị quyết 01 với đà như hiện nay sẽ khó hoàn thành mục tiêu đề ra khi những vấn đề cơ bản nhất của một trung tâm không được giải quyết từ gốc.

Thu hoạch tôm công nghiệp trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Ảnh: H.T

TĂNG CƯỜNG VỀ HẠ TẦNG

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, BCH Đảng bộ huyện Hồng Dân xem phát triển hạ tầng gắn với 3 đột phá chiến lược của tỉnh là giải pháp ưu tiên hàng đầu cho tăng trưởng. Vì vậy,  BCH Đảng bộ huyện (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết 03 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2025.

Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 03, kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi trên địa bàn Hồng Dân được quan tâm đầu tư. Đến nay, huyện đã chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường về trung tâm xã, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường kết nối xóm, ấp hơn 70 công trình, với tổng kinh phí xây dựng 264.36 tỷ đồng. Đặc biệt là đã hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình cầu Xẻo Vẹt, đường nối vào cầu Xẻo Vẹt và Dự án Xây dựng các tuyến đê ngăn mặn cấp bách kết hợp đường giao thông để bảo vệ, phát triển vùng tôm - lúa huyện Hồng Dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 03 cũng còn gặp nhiều khó khăn, do nguồn vốn phân bổ ít, nhiều công trình thiếu vốn phải tạm ngừng và giảm tiến độ thi công. Thậm chí, ngay cả những công trình giao thông nông thôn đến nay ở nhiều nơi đã bị xuống cấp nghiêm trọng và luôn trong tình trạng thiếu và yếu nhưng lại không có vốn để duy tu, sửa chữa.

Bên cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư tuy được quan tâm, nhưng chưa được các đơn vị đầu tư tham gia nhiều. Hệ thống hạ tầng thương mại còn thấp kém và chưa thu hút nhiều các dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông... mở rộng về nông thôn, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng quan tâm là quy hoạch tổng thể phát triển chưa được hoàn thiện để làm cơ sở cho quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế thiết yếu và thiếu sự kết nối tạo nên tổng thể cho phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh. Chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển chưa bảo đảm, thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp. Công tác quản lý sau quy hoạch yếu, thiếu sự chỉ đạo tập trung, sự phân công và phối hợp chưa nhịp nhàng. Nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa hợp lý. Nguồn vốn đầu tư hằng năm và việc phân bổ nguồn vốn này cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn hỗ trợ phát triển của cấp trên…

Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều địa phương của tỉnh hiện nay, khi nhiều nghị quyết chuyên đề đều nằm trong cảnh thiếu và không có vốn triển khai, nhất là các nghị quyết liên quan đến xây dựng và phát triển hạ tầng. Từ thực trạng này, rất cần những “cú hích” mang tầm chiến lược để thúc đẩy khai thông và tạo thêm động lực, sức bật cho các nghị quyết chuyên đề trong điều kiện thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI không còn xa.

KIM TRUNG

Vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Phước Long.

Bí thư Huyện ủy Hồng Dân - Ngô Vũ Thăng: Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng

Muốn Hồng Dân phát triển nhanh, không con đường nào khác ngoài việc huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng và khai thác, phát huy tốt thế mạnh từ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, huyện sẽ tập trung nâng cao chất lượng xây dựng các quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH theo hướng sát với thực tế, có tầm nhìn xa, làm cơ sở để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ và hiệu quả.

Cùng với đó là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, nhằm cải thiện vị trí địa lý kinh tế và môi trường đầu tư, chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại. Cũng như, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu phục vụ quá trình phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó, quan tâm và chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Song song đó, lồng ghép các chương trình phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng ở cả đô thị và nông thôn gắn với đầu tư nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang đô thị thị trấn Ngan Dừa. Phấn đấu đến năm 2025, xã Ninh Quới A thành thị trấn, xã Vĩnh Lộc A trở thành đô thị loại V và hình thành các khu công nghiệp, làng nghề đã được phê duyệt…

Đặc biệt, huyện Hồng Dân sẽ tập trung đầu tư các dự án trọng điểm về giao thông, đô thị, điện, hạ tầng du lịch, giáo dục, y tế, môi trường... Trong đó, sẽ xác định thứ tự ưu tiên đầu tư; xây dựng cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thuộc các cấp ngân sách và vốn huy động khác trong triển khai đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch cân đối vốn cụ thể cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án để triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án thuộc danh mục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, huyện Hồng Dân sẽ tăng cường phối hợp với các sở, ngành tỉnh, huy động sự tham gia các doanh nghiệp để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, chủ động nắm bắt các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước và chuẩn bị tốt các dự án. Cũng như, khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư tập trung, nguồn vốn tự có và các nguồn vốn Nhà nước giao cho các doanh nghiệp quản lý; bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, hướng vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên và trọng điểm để kêu gọi đầu tư…

Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long - Trần Văn Liêm: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Chủ Chí

Có thể nói, trong thực hiện Nghị quyết 01, nhu cầu cần nguồn vốn đầu tư khá lớn, nhưng nguồn lực của huyện Phước Long lại rất hạn chế. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực từ người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Song, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện sẽ tiếp tục nỗ lực, thi đua và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết này.

Theo đó, huyện sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Phước Long cho phù hợp với tình hình mới và tiếp tục hoàn thiện quy trình thực hiện quy hoạch chung đô thị Phước Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, tiếp tục quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm các xã, thị trấn còn lại và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng vùng của huyện Phước Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Đặc biệt, huyện sẽ tích cực mời gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Chủ Chí quy mô 30ha, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi đầu tư các dự án công nghiệp, nhất là mời gọi đầu tư các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy đạt 70%, đến năm 2030 tỷ lệ lấp đầy đạt 100% và xây dựng thêm một cụm công nghiệp khác với tỷ lệ lấp đầy trên 70%. Cũng như, thực hiện tốt cơ chế chính sách di dời các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường vào cụm công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm phát triển sản xuất trong các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Lắng lòng tháng bảy

Mỗi độ tháng Bảy về, đất trời như lắng lại không khí tri ân những người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là dấu son, nhưng cũng đầy mất mát, bi thương. Tại Cà Mau, nhiều chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh anh dũng, để đổi lấy cuộc sống  hoà bình.

Đoàn kết, kỷ cương, sẵn sàng chiến đấu cao

Sáng 24/7, Ban Chỉ huy Phòng thủ Khu vực 1 - Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của đơn vị.

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Tuyên truyền toàn diện, tạo không khí thi đua sôi nổi

Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tỉnh Cà Mau và các địa phương tích cực triển khai tuyên truyền, thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa. Điều này không chỉ tạo không khí thi đua sôi nổi mà còn là cơ hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nhìn lại chặng đường đã qua, thống nhất tư tưởng và hành động cho nhiệm kỳ mới.

Ấm tình ngày giỗ đồng đội

Những ngày tháng Bảy - tháng tri ân, ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ diễn ra trang trọng và cảm động. Tại xã Đầm Dơi, các cựu chiến binh (CCB) và người dân cùng họp mặt, nấu mâm cơm cúng và tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Bứt phá trong chặng đường mới

Ðại hội Ðảng bộ xã Quách Phẩm sau hợp nhất (từ 2 xã Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc) nhiệm kỳ 2025-2030, là khởi đầu mới với sự rộng mở về không gian phát triển, đồng thời là cơ hội để địa phương bứt phá vươn lên gắn với các lợi thế, tiềm năng. Xây dựng diện mạo giàu đẹp của quê hương, đời sống Nhân dân hạnh phúc, văn minh chính là nhiệm vụ kỳ quyết, quan trọng, mệnh lệnh thôi thúc tổ chức đảng, đảng viên phải ra sức phấn đấu, phụng sự và cống hiến.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ở ngã tư sông

Về trung tâm xã Ðầm Dơi, đi từ đường Dương Thị Cẩm Vân lên cầu, đập vào mắt là tượng đài Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Dương Thị Cẩm Vân sừng sững bên bờ ở ngã tư sông, khắc ghi chiến công của nữ kiện tướng chiến hào trong những năm bao vây, đánh lấn Chi khu Ðầm Dơi. Ở góc tường rào bê-tông là bức phù điêu tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân huyện Ðầm Dơi ngày trước trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiếc là ở đây còn thiếu tượng đài khắc hoạ hình ảnh 26 người chết và hàng trăm người bị thương, hàng chục người bị bắt bớ, tù đày trong cuộc đấu tranh trực diện ngày 23/10/1961 quy mô lớn nhất và bị đàn áp đẫm máu nhất trong tỉnh lúc bấy giờ.

Tuyên truyền, vận động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Vũ Thăng vừa ký ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động sưu tầm, giao nộp, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam.