ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 08:49:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần thay đổi cơ chế quản lý rừng để huyện Ngọc Hiển phát triển

Báo Cà Mau (CMO) Tại buổi giám sát của HĐND tỉnh Cà Mau về công tác tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn vào sáng 12/4, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, kiến nghị, toàn diện tích trên địa bàn hiện trạng vẫn là đất rừng, dưới sự quản lý của các ban quản lý rừng phòng hộ. Cần quy hoạch lại các loại rừng trên địa bàn vì hiện tại có nhiều biến động trước ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, cũng như áp lực dân cư, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, phát biểu tại buổi giám sát về công tác tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Ngọc Hiển, sáng 12/4.

Theo ông Lạc, trên thực tế của phát triển xã hội, đã hình thành nhiều khu dân cư tập trung, trong đó có các khu dân cư ở xã Đất Mũi nằm trong khu vực rừng thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Vì thế, cần thiết chuyển đổi chủ thể quản lý, cụ thể ở đây là diện tích đất tại những khu vực dân cư, ven các tuyến giao thông, hướng tới chuyển đổi một phần mục đích sử dụng đất, cũng như nâng cao trách nhiệm quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

​Đồng quan điểm, ông Phạm Chí Hải, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển (đồng thời là đại biểu HĐND tỉnh), cho biết, hiện trên địa bàn có 57.000 ha/67.000 ha rừng sản xuất có chủ hộ canh tác.

“Họ đã canh tác qua nhiều đời, gắn bó lâu năm, định cư trước khi có quy hoạch đất rừng, nhưng không được làm chủ trên mãnh đất này. Xét thấy đây là nguyện vọng chính đáng, hợp lý, cần được xem xét để chuyển đổi chủ thể quản lý, để họ được làm chủ đất sản xuất, nâng cao trách nhiệm quản lý”, ông Hải kiến nghị.

Người dân đã định cư tại vùng rừng ở huyện Ngọc Hiển từ rất lâu, qua nhiều đời, trước khi có quy hoạch về rừng.

Các vấn đề liên quan đến đất rừng, đến việc phát triển dân cư trên địa bàn, nhiều đại biểu phân tích, đánh giá tình hình thực tế, đề xuất cần có giải pháp tháo gỡ, nhất là về cơ chế, để huyện Ngọc Hiển thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hàng năm.

Từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã triển khai thực hiện cho thuê đất 3 hạng mục, dự án, với tổng diện tích đất trên 2.575.129 m2.

Cụ thể, cho Công ty Cổ phần Thuỷ sản N.G Việt Nam thuê đất tại ấp Đường Dây, xã Tân Ân Tây, với diện tích là 682.621,5 m2 để quản lý, sử dụng vào mục đích Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghệ, sử dụng công nghệ cao. Công ty TNHH Việt Úc thuê đất tại ấp Đường Kéo, xã Tam Giang Tây, với diện tích 1.612.419,4 m2 để quản lý, sử dụng vào mục đích thực hiện Dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao Việt Úc. HTX Nghêu Đất Mũi thuê đất tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, với diện tích 280.897,2 m2 để quản lý sử dụng vào mục đích thực hiện Dự án đầu tư nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi.

Về kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hiển từ năm 2016-2020 là 11,00 ha. Trên địa bàn có 62 trường hợp vi phạm về đất đai trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được xử lý theo quy định.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2020, diện tích thực tế huyện Ngọc Hiển là 73.462,62 ha, cao hơn so với các chỉ tiêu trong các phương án đã được duyệt là 2.607,48 ha. Nguyên nhân có sự chênh lệch tổng diện tích tự nhiên là do thống kê đất đai năm 2020 xác định theo ranh giới, địa giới hành chính theo Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 6/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và công bố danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều vùng ven biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam./.

 

Trần Nguyên

 

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác kiểm tra, giám sát

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cách thức, phương pháp kiểm tra, giám sát (KTGS), đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác KTGS, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 19/12.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Công tác tổ chức - Ðiểm nhấn trong xây dựng Ðảng

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình và tham mưu đắc lực công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Ðiểm nhấn là sự chủ động, sáng tạo, cụ thể hoá chỉ đạo và tham mưu hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ, góp phần xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và an ninh phi truyền thống 2024

Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Viện an ninh phi truyền thống (thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội), khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống năm 2024.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Sớm tham mưu đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức sáng 16/12. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.

Trị tận gốc cán bộ thờ ơ, vô cảm

Căn bệnh vô cảm, thờ ơ trước đồng chí, đồng đội và quần chúng Nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên từ lâu được Ðảng ta nhận diện, chỉ rõ là rào cản trong tiến trình phát triển đất nước, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, là cơ hội để các phần tử phản động, thù địch ra sức chống phá.