ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 15:50:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cảnh báo lừa đảo phạt vi phạm giao thông

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên cả nước xuất hiện thủ đoạn giả danh lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) phạt nguội vi phạm giao thông. Tại tỉnh Cà Mau cũng đã ghi nhận trường hợp tương tự. Ðại diện Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cà Mau khẳng định: “Lực lượng CSGT không gởi bất kỳ tin nhắn, gọi cuộc điện thoại nào đến người vi phạm để yêu cầu cung cấp thông tin hay chuyển tiền đến bất kỳ tài khoản nào để nộp phạt. Do đó, người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới này”.

Trao đổi với báo Cà Mau, chị Châu Phương Ð, ngụ Phường 9, TP Cà Mau, cho biết: “Gần đây, chị bị số điện thoại lạ (+84 906.077.811, +84 906.071.895… và số điện thoại không xác định) gọi vào máy, xưng là đại diện lực lượng CSGT, thông báo có một biên bản phạt nguội và hỏi đã nhận được biên bản xử phạt chưa? Nếu chưa thì yêu cầu cung cấp thông tin để đơn vị tra cứu số biên bản, hành vi vi phạm và hình thức xử lý”.

Không có việc lực lượng CSGT nhắn tin, gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin về biên lai phạt nguội, thông tin cá nhân người vi phạm giao thông.

Do hay di chuyển bằng ô-tô đi các tỉnh, ban đầu chị Ð cũng bán tín nghi, đang nghe điện thoại bị gián đoạn, khi hỏi lại thông tin một số người mới biết mình bị lừa. Cũng theo chị Ð, điện thoại gọi đến theo hình thức như tổng đài, nên người nghe rất dễ lầm và tin tưởng. Chồng chị Ð cũng bị gọi theo hình thức này, nhưng nhờ biết được thông tin nên không mắc bẫy các đối tượng lừa đảo.

Không riêng địa bàn TP Cà Mau, nhiều người dân tại một số huyện trong tỉnh cũng là nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo này.

Chị Lý Hồng L, ngụ Ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, chia sẻ: “Tôi nhận được cuộc gọi xưng là CSGT, cảnh báo lần cuối về hành vi vi phạm giao thông, yêu cầu cung cấp số biên bản. Tôi ở quê, có đi đâu xa đâu mà vi phạm giao thông, nghe xong tôi chuyển lại cho con để nó tìm hiểu thì biết là bị lừa”.

Bên cạnh thủ đoạn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, các đối tượng lừa đảo còn tạo tài khoản Zalo giả yêu cầu chuyển tiền.

Chị Nguyễn M, ngụ xã Tam Giang, huyện Năm Căn, cho biết: “Tôi và bạn tôi cũng bị gọi, nhưng do cảnh giác nên nói với đối tượng là không chạy xe, chạy xuồng gì hết, sao bị phạt được, yêu cầu cung cấp thông tin, tôi cũng không cho luôn. Nghe máy thì như tổng đài vậy đó, kêu bấm phím 8 để kết nối với người hướng dẫn. Nhiều người bị kiểu này lắm luôn, khắp nơi đều có, kể cả việc tạo Zalo giả kêu chuyển tiền. Ðối tượng tạo tên Zalo nhắn cho người thân tôi kêu chuyển tiền, thông tin người gởi, người nhận chính xác luôn”.

Ðây là hình thức lừa đảo mới, nhưng thủ đoạn rất giống với những hình thức lừa đảo trước đây. Theo đó, ban đầu các đối tượng sẽ hăm doạ, sau đó yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, đồng thời yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo, hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng, với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý phạt nguội về vi phạm giao thông nhằm chiếm đoạt tiền của người bị hại. Nhiều người đã trở thành nạn nhân của loại tội phạm này.

Theo Trung tá Dương Trường Vinh, Ðội trưởng Ðội Tuyên truyền - điều tra giải quyết tai nạn giao thông - xử lý vi phạm giao thông, Phòng CSGT, Công an tỉnh Cà Mau: “Thời gian qua, chúng tôi có nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân về trường hợp gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin để phạt nguội trên địa bàn. Chúng tôi xin khẳng định với người dân là lực lượng CSGT không gởi bất kỳ tin nhắn, gọi cuộc điện thoại nào đến người vi phạm để yêu cầu cung cấp thông tin hay chuyển tiền đến bất kỳ tài khoản nào để nộp phạt. Do đó, người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới này, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay chuyển tiền bất cứ hình thức nào đến các đối tượng cho rằng để nộp phạt vi phạm giao thông. Các hình thức phạt nguội vi phạm giao thông sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm, đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý. Do vậy, khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở đơn vị CSGT ra thông báo để làm việc”.

Với thủ đoạn nhắm vào tâm lý lo sợ khi bị cho là vi phạm giao thông, người dân rất dễ dàng sập bẫy các đối tượng lừa đảo theo phương pháp này. Do đó, để nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, ngân hàng cho bất cứ ai gọi điện, nhắn tin theo hình thức biên lai phạt nguội vi phạm giao thông, đồng thời có hình thức chặn, không nhận cuộc gọi hoặc liên hệ trình báo với ngành chức năng để có hướng xử lý tốt nhất./.

 

Lê Chí

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.