ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 08:55:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cảnh báo tình trạng sử dụng điện thoại khi lái xe

Báo Cà Mau (CMO) Cùng với sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử thì mua sắm Online với dịch vụ giao hàng tận nơi đang là xu hướng mua sắm đối với nhiều người. Theo đó, nghề giao hàng (shipper) phát triển khá nhanh. Việc giao hàng cũng đòi hỏi người làm nghề phải sử dụng các thiết bị công nghệ để tìm đường, cũng như liên lạc với khách hàng. Tuy nhiên, một thực trạng đang tồn tại hiện nay là một bộ phận người giao hàng vẫn ngang nhiên sử dụng các thiết bị như di động trong quá trình tham gia giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn khi lưu thông trên đường.

Hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh người làm nghề giao hàng nhanh (shipper) sử dụng điện thoại trên đường. Ðây là nghề đòi hỏi người làm phải liên lạc thường xuyên với khách hàng, do đó để tiết kiệm thời gian, người hành nghề shipper phải tranh thủ sử dụng điện thoại kể cả khi tham gia giao thông. Mặc dù biết đây là việc làm vi phạm luật giao thông, thế nhưng nhiều shipper vẫn bất chấp để chạy đơn hàng cho đủ số lượng.

Nhiều shipper thường xuyên sử dụng điện thoại trong khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Anh N.T.S, shipper Chi nhánh Công ty J&T Express Cà Mau, chia sẻ: “Ðơn hàng khá nhiều, nếu như mỗi lần gọi cho khách hàng phải dừng lại thì mất thời gian nên phải tranh thủ vừa chạy xe vừa gọi luôn cho kịp; biết là vi phạm nhưng để chạy kịp đơn trong ngày phải làm vậy thôi, có bị giao thông bắt thì đành chịu”. Ðó cũng là thực trạng chung của rất nhiều người hành nghề shipper trên địa bàn TP Cà Mau.

Ông Huỳnh Quang Tiến, Giám đốc Công ty J&T Express Chi nhánh Cà Mau, cho biết: “Mặc dù phía lãnh đạo công ty đã thường xuyên phổ biến về việc không sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông, nhưng nhiều cá nhân do tranh thủ thời gian nên vẫn bất chấp mà làm. Ðiều này cũng do ý thức chủ quan của mỗi người thôi, chứ việc dừng lại để gọi thì thực sự không mất bao nhiêu thời gian đâu”.

Theo đánh giá của ngành chức năng, các trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, nguyên nhân hàng đầu vẫn là do người lái xe thiếu tập trung quan sát; trong đó, việc người tham gia giao thông sử dụng điện thoại là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp mải mê nghe điện thoại, lơ là, không quan sát, dẫn đến tai nạn giao thông.

Nghị định 100/2019 quy định rõ, người điều khiển phương tiện giao thông mà sử dụng điện thoại sẽ bị phạt tiền từ 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô-tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); từ 2.000.000-3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô-tô và áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Quy định và chế tài đã có, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp quy định vi phạm luật. Ðể ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm./.

 

Lê Chí

 

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.