ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 18:47:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cảnh giác “lòng tốt” của người lạ

Báo Cà Mau (CMO) Trong xã hội hiện nay, nhiều người hướng tới những điều tốt đẹp, thông qua các chương trình từ thiện để giúp đỡ người nghèo, hoàn cảnh khó khăn vượt lên số phận. Nhưng, cũng không ít kẻ lợi dụng sự cả tin của người khác để vụ lợi. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.

Ngày 12/1, Lưu Toàn N, sinh năm 1982, thường trú huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) là ngư phủ, chơi game bị thua và nợ chủ tiệm game ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) 6 triệu đồng. Trong lúc N đang phân vân chưa biết cách giải quyết thì Đặng Văn Khoẻ đứng ra bảo lãnh, đưa N về nhà của Khoẻ thuê ở tạm, chờ có ghe biển ra khơi, mượn tiền trước của chủ ghe trả lại cho Khoẻ. Tại đây, Khoẻ tổ chức nhậu với nhiều ngư phủ, trong đó có Nguyễn Văn L, sinh năm 1994, ngụ xã Định Bình (TP Cà Mau). Khoẻ luôn tỏ ra hào phóng khiến các ngư phủ nể phục, nhưng họ đâu biết rằng một cái bẫy đang được Khoẻ bủa giăng.

Kiểm tra, phổ biến pháp luật về việc khai thác thuỷ sản an toàn cần lồng ghép tuyên truyền ngư phủ cảnh giác nạn cò.

Sau một đêm vui chơi xả láng, sáng hôm sau, Khoẻ kêu Lý Hồng Dệ, là người làm nghề biển tại Sông Đốc, Lê Văn Nhớ (con riêng của vợ Khoẻ) phải canh giữ không cho N và L rời khỏi nhà. Bởi “Thằng N nợ tao 6 triệu đồng, thằng L chưa thanh toán tiền nhậu cho tao. Hai đứa mầy canh giữ cẩn thận, xong việc tao sẽ mua cho Dệ chiếc xe gắn máy, còn Nhớ sẽ có tiền chuộc lại đồ đã cầm trước đó”.

Nơi giam giữ N và L chỉ có lối đi duy nhất bằng cửa chính, bên trong có một phòng ngủ (bao gồm nhà vệ sinh), xung quanh nhà được rào lưới B40, nhất cử nhất động của N và L đều bị Dệ và Nhớ giám sát chặt chẽ với lời đe doạ “không được bỏ trốn, đi ra ngoài bị bắt Khoẻ sẽ không chuộc về, nếu cãi lời sẽ bị đánh”. Vì vậy, N và L không dám phản kháng.

Ban ngày, đến giờ ăn cơm thì Dệ và Nhớ “hộ tống” N và L sang nhà của Khoẻ (cách nơi giam giữ khoảng 10 m), cơm nước xong thì được đưa về chỗ cũ. Khoảng 22 giờ đêm thì cửa chính đóng lại, khoá chặt bằng ổ khoá, chìa khoá do Dệ và Nhớ cất và cùng ngủ chung để canh chừng N và L. Tuy nhiên, sau 3 ngày bị giam cầm, N quậy phá đòi bỏ đi, lúc này Khoẻ xuất hiện và đã đánh dằn mặt con nợ.

Vụ việc được phanh phui khi Công an thị trấn Sông Đốc kiểm tra hành chính nhà Khoẻ thuê vào ngày 16/1, phát hiện điều bất thường, lực lượng làm nhiệm vụ đã thu giữ 2 sổ tay có biên nhận nợ của N, chi phí đưa ngư phủ ra ghe vào năm 2017, nhiều giấy CMND, nhiều điện thoại di động và sim khác nhau cùng nhiều vật dụng cá nhân khác và mời tất cả về trụ sở. Làm việc với cơ quan điều tra, Khoẻ, Dệ và Nhớ thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Và, cuối tháng 3/2019, Viện KSND huyện Trần Văn Thời đã truy tố Đặng Văn Khoẻ, Lý Hồng Dệ, Lê Văn Nhớ về tội “Giữ người trái pháp luật”.

Với tội danh nói trên, vừa qua, TAND huyện Trần Văn Thời mở phiên xét xử sơ thẩm. Căn cứ hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, Hội đồng xét xử tuyên phạt Đặng Văn Khoẻ 2 năm 6 tháng tù, đồng thời phạt Lý Hồng Dệ, Lê Văn Nhớ, mỗi người 2 năm tù./.

Mỹ Pha

Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Từ ngày 1/7/2025, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Công an tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến tận cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chủ động về PCCC và CNCH.

Hiệu quả từ "Tổ hoà giải ở cơ sở 5 tốt"

Mô hình "Tổ hoà giải ở cơ sở 5 tốt" do Sở Tư pháp thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Tuân thủ quy định vì nguồn lợi thuỷ sản dài lâu

“Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản” là những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 7, Ðiều 7, Luật Thuỷ sản năm 2017.

Thực thi pháp luật - Lá chắn bảo vệ rừng

Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ – vùng lõi rừng tràm nguyên sinh đặc trưng của Cà Mau, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong mùa khô. Trên nền tảng Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban quản lý Vườn đã chủ động xây dựng phương án PCCCR hằng năm, phân vùng trọng điểm cháy, cải tạo 150,8 km tuyến kênh phục vụ chữa cháy, lắp đặt chòi canh lửa, bồn trữ nước tại các vị trí chiến lược.

Quản lý tàu cá – Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Tất cả các tàu cá tham gia khai thác thuỷ sản phải được cấp giấy phép hoạt động; Tàu cá cần được kiểm tra và đăng ký định kỳ; các tàu cá phải tuân thủ các quy định về mùa vụ, loại thuỷ sản được phép khai thác và khu vực đánh bắt; các tàu cá có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác, sản lượng thu được và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động;… Đó là những quy định cụ thể liên quan đến quản lý tàu cá trong khai thác thuỷ sản được quy định trong nhiều văn bản pháp lý như Luật Thuỷ sản 2017, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và cả Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT…

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.