ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 05:37:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cất cánh

Báo Cà Mau (CMO) Ðó là khoảnh khắc lịch sử có một không hai, khoảnh khắc kết nối hai đầu Tổ quốc: Thủ đô Hà Nội - Cà Mau; kết nối những trái tim đến với những trái tim, những tâm hồn đến với những tâm hồn, xây dựng nền móng cho Cà Mau cất cánh!

Hà Nội - Cà Mau giờ không còn xa nữa. (Ảnh chụp Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội). Ảnh: MINH TẤN

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi là lính phòng không, đối tượng tác chiến chủ yếu là máy bay Mỹ, nguỵ. Cứ mỗi khi nghe tiếng máy bay là ngước nhìn, trong đầu bật ra phán đoán: độ cao, hướng bay, tốc độ bay... Thói quen “nghề nghiệp” mà.

Một ngày tháng 4, đang tưới cây trước sân nhà, tôi nghe tiếng “vo vo” quen quen, ngước lên bầu trời thấy một máy bay thân nhỏ, sực nhớ ra đó là loại máy bay dùng để trinh sát. Tôi nghĩ, có lẽ sắp có diễn tập phòng thủ của lực lượng vũ trang?

Sáng hôm sau, nhâm nhi cà phê với ông bạn lính cùng thời, kể về chuyện nhìn thấy máy bay trinh sát, chuẩn bị cho diễn tập, ông bạn phá lên cười, rồi bảo:

- Ðúng là trinh sát, nhưng có lẽ là nắm các thông số về thời tiết, địa hình... chuẩn bị cho mở đường bay Hà Nội - Cà Mau ông ạ. Không phải trinh sát để đánh nhau như gần nửa thế kỷ trước đâu!

Ðúng như lời ông bạn, ngày 20/4/2023, chuyến bay kỹ thuật của Hãng Hàng không Bamboo Airways đã hạ cánh xuống Sân bay Cà Mau an toàn, trong sự đón tiếp nồng nhiệt của người Cà Mau.

Hình ảnh Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi thay mặt người dân Ðất Mũi tặng hoa phi hành đoàn, là những hình ảnh đẹp nhất của tháng Tư lịch sử! Từ ánh mắt, nụ cười lung linh rạng rỡ của họ, lan toả, nức lòng bao con tim người Cà Mau!

Ðó là khoảnh khắc lịch sử có một không hai! Khoảnh khắc kết nối hai đầu Tổ quốc!

Khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Cà Mau giúp hành khách rút ngắn thời gian di chuyển gần 2 ngàn cây số giữa hai đầu đất nước chỉ còn 2 giờ 15 phút. Ảnh: Huỳnh Lâm

Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Ðất Mũi Cà Mau đã được kết nối với miền Bắc bằng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển! Ðó là thời điểm con tàu mang phiên hiệu “Phương Ðông 1” chở 30 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, dưới sự chỉ huy của người thuyền trưởng tài ba Bông Văn Dĩa, đã cập bến Vàm Lũng, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển an toàn (ngày 19/10/1962). Ðó là bước ngoặt lịch sử nối liền từ hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; mở đường cho những chuyến chi viện đầy hiệu quả về người, vũ khí cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 30/4/1975.

Người Cà Mau càng nức lòng về một con đường huyền thoại khác: ngày 16/4/2014 cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn hợp long, điểm kết nối cuối cùng đường Hồ Chí Minh trên bộ, dài hơn 3.000 km khởi đầu từ Pác Bó - Cao Bằng, đến điểm cuối Ðất Mũi Cà Mau, thoả mãn khát vọng bao đời "Từ thuở mang gươm đi mở cõi"!

Và đẹp biết bao, hạnh phúc biết bao, đường bay kết nối Hà Nội - Cà Mau chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/4/2023! Những cánh bay của Bamboo Airways chở khát vọng, niềm vui, hạnh phúc dài theo đất nước!

Ta đã lập nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển, đường Hồ Chí Minh trên bộ và bây giờ là đường Hồ Chí Minh trên không!

Bây giờ nghe câu hát: “Nghe nói Cà Mau xa lắm” không biết Nhạc sĩ Thanh Sơn nghĩ gì? Ai mà biết được? Có lẽ ông sẽ mỉm cười mãn nguyện! Bởi vì lời ca của ông cũng là nỗi niềm của bao người Cà Mau muốn ra Hà Nội viếng Bác Hồ mà xa lắc xa lơ tới hơn 2 ngàn cây số.

Giờ đây có máy bay phản lực Embraer của Bamboo Airways, chỉ cần hơn 2 giờ bay người Cà Mau đã nao nao, hồi hộp, chầm chậm vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xúc động ngắm nhìn, chụp vào tim hình ảnh Bác Hồ, bùi ngùi xúc động nghĩ về tình yêu vô bờ bến của Người với miền Nam, với Cà Mau.

Và người Hà Nội, Hải Phòng, Nam Ðịnh... đã từ lâu nằm lòng câu ca: “Người Cà Mau dễ thương vô cùng”, không thể không tới vùng đất cực Nam Tổ quốc một lần ngắm người, ngắm cảnh! Tới để trải nghiệm nơi duy nhất ở Việt Nam ngắm mặt trời hồng như trái tim non hồi hộp mọc lên nơi biển Ðông, rồi từ từ trên khoảng trời biển Tây lặn dần xuống biển./.

 

Trần Lượng

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.