ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:31:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cắt lúa đêm

Báo Cà Mau (CMO) Dù màn đêm đã buông xuống nhưng việc cắt lúa vẫn tiếp tục diễn ra cho đến rạng sáng hôm sau. Những ngày này, các máy cắt ở ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời tranh thủ hoạt động, gặt nốt những cánh đồng lúa cho bà con.

Vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đã thu hoạch gần hết vụ lúa hè thu. Theo bà con, năm nay thời tiết tương đối ổn định, lượng mưa ít nên năng suất và sản lượng lúa đạt cao hơn năm trước. Ðể đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa cũng như lường trước những cơn bão và mưa sắp tới, số lượng lớn máy cắt đã làm việc thâu đêm, công việc có thể kéo dài đến 3 giờ sáng hôm sau.

Anh Võ Thành Lập (bạn đi máy) cho biết: “Mấy hôm nay trời mưa, anh em phải tạm ngừng, nay tranh thủ nắng gặt nốt cho bà con, cắt càng sớm càng tốt mà bà con cũng mừng”.

Năm nay đa số bà con sử dụng giống lúa Ðài thơm 8 và OM18, lúa đạt năng suất tương đối, bình quân 1 công 30-40 giạ. “Những đêm trời không sương thì cắt tới sáng cho bà con luôn. Trời có sương, lúa sẽ bị đỏ, chà gạo chất lượng không cao, nên không cắt. Khoảng hơn 1 tuần nữa là hoàn thành hết các cánh đồng”, anh Lập cho biết.

Gia đình ông Võ Minh Luân (Chín Luân), ấp Trùm Thuật B, có 12 công tầm lớn, trừ chi phí, lợi nhuận vụ này hơn 15 triệu đồng. Theo ông Chín Luân, giá cả lúc đầu thương lái bỏ cọc 5.300 đồng/kg, đến khi bán chỉ giảm vài trăm đồng/kg, bà con cũng chấp nhận. Xong vụ này thì bắt đầu trục, rồi đến tháng 10 âm lịch sẽ sạ lúa đông xuân.

Ða số anh em trong đội cắt lúa tới mùa theo đội cắt, hết mùa thì làm thuê việc khác. Cắt lúa ban đêm tuy mệt nhưng cũng là niềm vui vì có thêm thu nhập cho gia đình. “Ðến ruộng nào cắt thì chủ ruộng lo cơm nước. Cắt ban đêm thì chủ ruộng thức theo mình, khi mình cần gì thì chủ ruộng hỗ trợ tối đa”, anh Huỳnh Dũng Tiến (bạn đi máy) vui vẻ cho biết.

Ðội máy cắt của anh Lâm Văn Quyền phải hoạt động hết công suất để thu hoạch lúa cho bà con.

Ðội máy cắt có từ 5-6 thành viên, thay phiên nhau cắt hết cánh đồng.

Lúc này đội nhân công của thương lái cũng trực sẵn để cân và chất lúa lên ghe. Công việc cũng giống như ban ngày.

Ðội máy cắt của anh Lâm Văn Quyền, ấp Trùm Thuật B, có 6 thành viên. Ðể đảm bảo công tác phòng, chống dịch, thời gian qua, các thành viên đến trạm y tế xã test Covid-19, bình quân 3 ngày test 1 lần. Trước tình dịch bệnh còn phức tạp, đội máy cắt khi cắt lúa xong sẽ ở lại nhà của chủ máy cắt, chỉ di chuyển đến các cánh đồng, không tiếp xúc với người lạ… Bên cạnh đó, đội chỉ cắt lúa ở địa phương, không đến các xã khác, vì thế công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được đảm bảo.

Bà con ở khu vực phong toả ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình phơi lúa trên sân, đợi thương lái đến mua.

 

Nhật Minh thực hiện

 

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.

Thiêng liêng biển đảo phương Nam

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc, vùng biển và hải đảo phía Nam chịu nhiều đau thương, mất mát, để rồi trở thành chốn linh thiêng để nhắc nhớ về một thời quá khứ hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thiêng liêng bàn thờ Bác ngày Xuân

Lập bàn thờ Bác ngày Xuân về, Tết đến đã trở thành một nếp quen truyền thống tốt đẹp trong các cơ quan, cộng đồng dân cư ở Cà Mau.

Ngọt ngào cốm Tân Thành

Những ngày cận Tết, các hộ làm cốm ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, luôn đỏ lửa phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy chỉ còn hơn 8 hộ gắn bó với nghề truyền thống, nhưng mỗi hộ đều duy trì sản xuất với công thức làm cốm thơm, giòn, độc đáo, góp thêm hương vị cho ngày Tết.