ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 02:23:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cây đa - biểu tượng của sự trường tồn

Báo Cà Mau Cây đa biểu hiện của sự trường tồn, có sức sống hàng trăm năm, như cây kơ-nia ở Tây Nguyên, rễ bám sâu vào lòng đất để toả bóng sum suê. Cây cao bóng cả, dang cành, xoè lá toả bóng mát một khoảng không gian rộng.

Cây đa biểu hiện của sự trường tồn, có sức sống hàng trăm năm, như cây kơ-nia ở Tây Nguyên, rễ bám sâu vào lòng đất để toả bóng sum suê. Cây cao bóng cả, dang cành, xoè lá toả bóng mát một khoảng không gian rộng.

Ðứng cạnh sân đình, cây đa tôn vẻ cổ kính thiêng liêng, người đến chiêm ngưỡng cấu trúc nghệ thuật của ngôi đình cổ không thể không ngắm nghía cây đa và lắng tai nghe chim hót trên cây xanh lá. Thử hỏi, có một làng quê nào trên đất nước ta không có cây đa? Cây đa còn được trồng ngoài đồng, thường ở trên gò đống. Nơi đây, sau giờ lao động mệt mỏi, người nông dân ngồi dưới gốc đa nghỉ ngơi, vừa tránh nắng hè oi ả, vừa làm một mồi thuốc lào nhả khói nghi ngút. Cây đa gắn bó với làng quê đời đời kiếp kiếp, cũng từ đây, lớp lớp thanh niên ra đi chống Pháp, chống Mỹ.

Cây đa Làng cổ Ðường Lâm.           Ảnh internet

Có một cây đa đã đi vào lịch sử mà chỉ ở Việt Nam ta mới có, đó là cây đa Tân Trào, sum suê bên cạnh mái đình Hồng Thái, thuộc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Nơi ấy, tháng 8/1945, Bác Hồ triệu tập Quốc dân Ðại hội, quyết định Tổng khởi nghĩa khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau hội nghị lịch sử này, cũng dưới cây đa Tân Trào, Ðội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ nguyên Giáp chỉ huy làm lễ xuất phát và đọc lời thề, quyết tâm thực hiện Quân lệnh Số 1 của Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Sinh thời Bác Hồ hay trồng cây đa. Những năm 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ đã trồng hàng chục cây đa ở một số nơi miền bắc. Cây đa đầu tiên Bác trồng là mùa xuân năm 1960, mở đầu Tết trồng cây tại Công viên Lê-nin (Hà Nội) chiều 11/1/1960; rồi tiếp đó Bác trồng ở Hồ Tây, nơi dựng tượng Lý Tự Trọng ngày 5/2/1961; ở Ðông Anh, trên rừng cây Thống Nhất, ngày 3/2/1963; ở Ðông Hội ngày 31/1/1965 và cùng ngày ở Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội...

Theo Bác, trồng đa là để bóng mát cho mọi người, song, nó còn là biểu hiện sự bền vững. Chính vì sự trường thọ của cây đa như vậy, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng tôn vinh cây đa và lấy cây đa làm biểu tượng cho người già. Tại Ðại hội Quốc tế Người cao tuổi họp ngày 26/7/1982 ở Viên, thủ đô nước Áo, do Liên Hợp Quốc triệu tập, với sự có mặt của đại diện 170 nước, đã quyết định lấy bức hoạ “Cây đa” của hoạ sĩ người Mỹ Ô-xca, 82 tuổi, làm biểu tượng cho người cao tuổi. Cũng từ đây, ngày 1/10 hằng năm được chọn là ngày Quốc tế Người cao tuổi. Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập ngày 24/9/1994, lấy hình ảnh cây đa làm biểu tượng với hình tròn nhỏ có cây đa già, ở phía trên cây đa sum suê đang rợp toả bóng là lá cờ Tổ quốc đỏ thắm đang tung bay. Một biểu tượng vừa mang ý nghĩa quốc tế, lại rất gần gũi, thân thiết với người cao tuổi Việt Nam, thể hiện ước muốn trường thọ, tính nối tiếp giữa các thế hệ, tính cộng đồng trên thế giới./.

Lê Hồng Bảo Uyên

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.