ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-6-25 08:27:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn Sông Đốc lần XI, nhiệm kỳ 2015-2020: Phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển

Báo Cà Mau Kinh tế biển là thế mạnh của thị trấn Sông Đốc. (Trong ảnh: Hoạt động thu mua thuỷ sản tại Cảng cá Sông Đốc).

Nhiệm kỳ qua, mặc dù tình hình chung còn khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của toàn đảng bộ và Nhân dân nên thị trấn Sông Ðốc thực hiện đạt 19/20 chỉ tiêu Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ X đề ra.

Với cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiêp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,  thương mại và dịch vụ, nhiệm kỳ qua, thị trấn Sông Ðốc đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Trong đó, tập trung phát huy thế mạnh nghề khai thác thuỷ sản.

Kinh tế biển là thế mạnh của thị trấn Sông Đốc. (Trong ảnh: Hoạt động thu mua thuỷ sản tại Cảng cá Sông Đốc).      Ảnh: CHÍ THANH

Hiện tại, thị trấn Sông Ðốc có hơn 1.370 phương tiện khai thác biển, tăng hơn 170 phương tiện so với đầu nhiệm kỳ (với 895 phương tiện có công suất trên 90CV, hoạt động đánh bắt xa bờ). Sản lượng khai thác thuỷ sản của Sông Ðốc trong 5 năm qua gần 489.900 tấn, đạt 130,63% chỉ tiêu nghị quyết. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh, có 51 phương tiện chuyên ra khơi thu mua các mặt hàng thuỷ sản, cùng với các nhà máy chế biến và Cảng cá Sông Ðốc, giúp cho nghề khai thác thuỷ sản giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân.

Bên cạnh, thị trấn Sông Ðốc có 1.858 ha nuôi thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản 5 năm hơn 17.600 tấn, đạt 293,76% chỉ tiêu nghị quyết; mô hình nuôi cá bằng lồng bè ở Hòn Chuối đang phát triển, thu hút nhiều hộ dân tham gia. Hiện tại, Hòn Chuối có 28 hộ dân làm nghề nuôi cá lồng bè, sản lượng hằng năm trên 97 tấn. 

Ngoài ra, mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm cũng được triển khai ở các khóm như: khóm 10, 11 và 12, bước đầu đem lại hiệu quả; năm 2014 gieo sạ được 210 ha, đạt sản lượng 250 tấn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển; nhiều mô hình được nhân rộng.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển; sắp xếp hợp lý các cơ sở kinh doanh, buôn bán trên địa bàn; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá; khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm; nhằm  nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ðến nay, trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc có 1.650 cơ sở sản xuất, kinh doanh (tăng 98 cơ sở), với hơn 4.500 lao động (tăng 1,5 lần so với đầu nhiệm kỳ). Lưới điện quốc gia phát triển rộng khắp, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%.

Nhờ tập trung đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng nên bộ mặt đô thị Sông Ðốc có nhiều thay đổi. Ðây là điều kiện thuận lợi để thị trấn Sông Ðốc hướng đến thành lập thị xã trong tương lai. Kinh tế phát triển ổn định nên tổng số thu ngân sách Nhà nước 5 năm qua hơn 124,2 tỷ đồng, đạt hơn 107% so với chỉ tiêu nghị quyết; các mô hình kinh tế tập thể phát triển mạnh.

Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn Sông Ðốc cũng đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, cách làm hay, sáng tạo, có 39 tập thể và 105 cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng. Hằng năm, có trên 80% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, thị trấn Sông Ðốc còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Nhất là tình hình khai thác, đánh bắt thuỷ sản của ngư dân đạt hiệu quả chưa cao do nguồn lợi thuỷ sản ngày càng bị cạn kiệt; môi trường bị ảnh hưởng nên đã tác động đến quá trình nuôi trồng thuỷ sản của người dân.

Nhiệm kỳ 2015-2020, thị trấn Sông Ðốc tiếp tục đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới; huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, giải quyết tốt những vấn đề xã hội, chăm lo giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân; tiếp tục giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh; quyết tâm xây dựng đô thị trở thành thị xã”./.

Anh Quốc

Báo chí Cà Mau tận tâm, tận lực cống hiến

Cùng với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ở vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã xuất hiện các hoạt động báo chí từ rất sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng... báo chí Cà Mau đã tận tâm, tận lực có những đóng góp, cống hiến đáng ghi nhận cho sự phát triển tỉnh nhà.

Báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Thời gian qua, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm minh, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Báo Cà Mau từ sau tái lập tỉnh đến nay. Năm 1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Khởi nguồn từ khát vọng góp sức xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh, Báo Cà Mau được thành lập, thực hiện sứ mệnh là tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Hội Nhà báo với công tác đào tạo nghiệp vụ và các giải thưởng báo chí

Cà Mau là cái nôi của các cơ quan báo chí Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Tây Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam như Ðài Tiếng nói Tây Nam Bộ, Nhà in, Nhiếp ảnh, Ðiện ảnh... chọn Cà Mau làm "thủ phủ" để xây dựng và phát triển phong trào. Chính vì vậy, nhiều người con Cà Mau có điều kiện tiếp cận rất sớm với nền báo chí cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt, trụ cột của các cơ quan báo chí tỉnh nhà sau ngày giải phóng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia

Việc sáp nhập các tỉnh/thành - giảm từ 63 xuống còn 34 là một cải cách hành chính cấp quốc gia với tầm vóc to lớn, không chỉ đơn thuần đổi bản đồ tỉnh thành, mà là một bước ngoặt tái cấu trúc toàn diện để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, đủ tầm đón đầu cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Bền chặt niềm tin với Ðảng

Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025. Qua 5 năm triển khai, đánh giá kết quả phong trào này, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho hay: “Phong trào thi đua DVK đã tạo được niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng sát cơ sở, sát dân, nhất là cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền đã quan tâm, làm tốt hơn công tác vận động Nhân dân”.

Bài học sống động từ các địa chỉ đỏ

Tại Cà Mau, những địa chỉ đỏ như: Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Đước (huyện Phú Tân), Di tích Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (huyện Cái Nước); Phủ thờ Bác tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình; Khu Di tích Quốc gia Hòn Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời)... trở thành điểm đến thiêng liêng, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Hành trình 41 năm của Báo ảnh Ðất Mũi

Trong những ngày tháng 6, ký ức lại tràn về, từ một tờ báo địa phương khiêm tốn, Báo ảnh Ðất Mũi đã vươn mình trở thành biểu tượng văn hoá, tiếng nói của người dân vùng Ðất Mũi, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và dòng chảy sôi động của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ một tờ tin ảnh nhỏ bé ra đời năm 1979, Báo ảnh Ðất Mũi đã vươn mình trở thành chiếc cầu nối giữa ý Ðảng và lòng Dân, mang bản sắc phương Nam ra cả nước.