ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 05:44:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chất vấn tại Hội trường: "Nóng” vấn đề giảm nghèo, tội phạm ma tuý

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp tục ngày làm việc thứ 2, sáng nay, 4/12, Kỳ họp thứ Tư, HĐND tỉnh khoá X bước vào nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường.

Đánh giá, phân loại hộ nghèo để tập trung chăm lo

Là người đăng đàn đầu tiên, ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nêu hàng loạt yếu tố tác động từ trong và ngoài tỉnh dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương hiện tăng cao, cùng với đó là những giải pháp trước mắt và lâu dài, liên lết trong giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất…trước câu hỏi của đại biểu Lưu Thị Trúc Ly về giải quyết lao động, tạo sinh kế của người dân sau đại dịch Covid-19.

Đại biểu Lưu Thị Trúc Ly chất vấn ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội những vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm, giảm nghèo.

Ông Thanh cho biết, hiện 26 doanh nghiệp trong tỉnh, chủ yếu trên lĩnh vực chế biển thủy sản đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 5.134 lao động nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu cuối năm. Cùng với đó, đơn vị cũng đã có thông tin, tạo mới quan hệ với 626 doanh nghiệp ngoài tỉnh, phần lớn tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai… có nhu cầu tuyển dụng 61.000 vị trí việc làm. Thêm một kênh cho lao động và việc làm là hiện nhu cầu tuyển dụng xuất khẩu lao động ra nước ngoài, như Nhật Bản, Hàn Quốc với khoảng 9.000 vị trí.

Chia sẻ với những khó khăn của những đối tượng chịu ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, với các giải pháp và thông tin thị trường lao động, cùng với đó là thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, kích cầu phát triển kinh tế, phát huy hiệu quả quả thông qua các mô hình sản xuất…, ông Thanh hy vọng tỷ lệ hộ nghèo tới đây sẽ có chiều hướng giảm, nhất là đối với giảm nghèo theo địa chỉ.

Tranh luận sau phần trả lời của ông Nguyễn Quốc Thanh, đại biểu Nguyễn Đức Tiến cho rằng, qua giám sát, nhiều mô hình, dự án phục vụ sản xuất của người dân đã qua còn hạn chế, chủ yếu hỗ trợ vật nuôi… Đi vào cụ thể vấn đề này, đại biểu Tiến dẫn chứng, có mô hình nuôi dê nhưng vật nuôi chết nhiều, nguyên nhân được đưa ra là do thời tiết không thuận lợi, người dân thiếu kinh nghiệm, kiến thức; nuôi gà nòi thương phẩm theo mô hình đệm lót sinh học khi kết thúc dự án thất thoát 1.180/3.000 con, lỗ trên 2 triệu đồng/hộ; dự án nuôi vịt an toàn sinh học được hỗ trợ 455 triệu đồng, đến khi kết thúc dự án thu lại chỉ hơn 100 triệu; nuôi dê an toàn sinh học giải ngân 100 triệu nhưng tất cả đều chết… 

Ông Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, cho rằng, giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân, nhất là khi chịu sự tác động lớn từ đại dịch Covid-19 là trăn trở lớn, là trách nhiệm của các ngành, các cấp, càng sát sao và chặt chẽ hơn ở chính quyền cơ sở. Hơn lúc nào hết, ngay thời điểm này, cần phát huy các mô hình kinh tế tập thể để tập hợp những người đang có nhu cầu việc làm theo từng nhóm ngành, nghề để hỗ trợ vốn, kỹ thuật, triển khai các dự án, chương trình phát triển sản xuất.

Dịch bệnh, thiên tai, cùng với hàng chục ngàn người dân về quê tránh dịch đã gây áp lực rất lớn đến công tác giải quyết việc làm, an sinh xã hội, giảm nghèo của địa phương.

“Bà con tham gia lao động sản xuất phải có hiệu quả dưới sự hỗ trợ của Nhà nước”, ông Nguyễn Tiến Hải đúc kết, đồng thời yêu cầu, giải quyết lao động phải chặt chẽ, bền vững, sau đào tạo phải có việc làm; giảm hộ nghèo phải đánh giá đúng đối tượng, phân loại để tập trung chăm lo, thiếu gì giúp nấy, khó khăn gì thì cùng nhau tháo gỡ. Muốn giảm nghèo bền vững thì phải tạo ra công ăn, việc làm ổn định.

“Hỗ trợ cần câu chứ đừng cho con cá. Có cần câu phải biết cách câu cá thông qua hướng dẫn của chính quyền, đoàn thể”, ông Hải nhấn mạnh.

Bắt nhiều, có nghĩa là đã kiểm soát được

Liên quan đến các nội dung chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Thanh Trân và trả lời của ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế và ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội liên quan đến thanh, quyết toán BHYT, ông Nguyễn Tiến Hải cho rằng, tất cả đã có quy định thống nhất, việc thanh quyết toán chậm hay từ chối chi trả là do không thực hiện theo quy định ngay từ ban đầu.

Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị, ngành y tế phải chủ động, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng liên quan đến thanh, quyết toán BHYT trong thời gian qua, ai không chủ động, để trì trệ kéo dài thì thay người. Đồng thời, không cào bằng trong thanh toán dịch vụ y tế vì như thế sẽ không khuyến khích y tế phát triển, vấn đề là làm tốt công tác thẩm định.

Đại biểu Đặng Thuỳ Trang đặt câu hỏi về tình trạng số người nghiện, tội phạm ma tuý liên tục tăng, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Đến nay, chỉ còn 7/101 xã, phường, thị trấn là chưa có tệ nạn ma tuý. Hoạt động tội phạm ma tuý ngày càng tinh vi, lượng ma tuý thu giữ ngày càng nhiều. Năm 2021, các lực lượng chức năng khởi tố, điều tra 182 vụ, 221 bị can liên quan đến tội phạm ma tuý, nhiều hơn 15 vụ và 26 bị can so cùng kỳ năm trước, trong đó tập trung phần lớn tại TP. Cà Mau và đối tượng phạm tội trong độ tuổi thanh thiếu niêm chiếm gần 60%.

Về vấn đề này, Đại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh, khẳng định, đây là vấn đề lớn, tác động đến gia đình, xã hội. Việc số vụ tội phạm ma tuý ngày càng tăng là do xu hướng tăng chung, việc chúng ta bắt được tội phạm ma tuý xâm nhập vào địa phương đồng nghĩa chúng ta kiểm soát tình hình, bởi ma tuý luôn kéo theo các loại tội phạm, tệ nạn khác.

Đại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh, thông tin về các giải pháp ngăn chặn, phá án ma tuý trên địa bàn cũng như quan điểm của Công an tỉnh trong tiếp nhận, điều tra, xử lý tin tố giác tội phạm.

“Thời gian tới, bằng các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt hơn nữa tình hình mua bán, sử dụng ma tuý trên địa bạn, trong đó có việc tái thực hiện lại việc đưa những đồi tượng đủ điều kiện vào cai nghiện tập trung, tăng cường công an chính quy về công tác tại cơ sở”, Đại tá Phạm Thành Sỹ thông tin.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Nguyễn Sơn Ca về những vụ việc có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến tín dụng ngân hàng, dẫn đến người được vay mất tiền, đã có đơn đến cơ quan điều tra, Đại tá Phạm Thành Sỹ cho biết, đến nay đã khởi tố 4 vụ án, tiến hành bắt 2 bị can, hiện đang tiếp tục thực hiện 1 vụ việc.

“Tích cực điều tra, làm hết trách nhiệm trước dân, trước người tố giác. Toàn diện, khách quan, đúng pháp luật, tuyệt đối không bỏ lọt tội phạm cũng như xảy ra oan sai”, Đại tá Phạm Thành Sỹ nêu quan điểm trong xử lý tin tố giác tội phạm./.

 

Trần Nguyên

 

Liên kết hữu ích

Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ xã Hàm Rồng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, được huyện Năm Căn chọn làm điểm chỉ đạo. Ðến thời điểm này, Ðảng bộ xã đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị quan trọng này.

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.