ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 14:27:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

Báo Cà Mau Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện).

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần

Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi tắt là người lao động).

2 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm:

1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

2. Trợ cấp tai nạn lao động.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Theo đó, người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

b) Không thuộc các trường hợp không được hưởng các chế độ tai nạn lao động quy định dưới đây.

Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định: Người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả phí giám định đối với người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng hoặc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Thời điểm chi trả phí giám định đối với các trường hợp đủ điều kiện được thực hiện cùng với thời điểm trả trợ cấp tai nạn lao động.

Trợ cấp tai nạn lao động

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:

Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 3 lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;

Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;

Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (sau đây gọi tắt là thời điểm hưởng trợ cấp) được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú. Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Nghị định cũng nêu rõ, thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiếu vùng IV, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;

b) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;

c) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp này được tính tại tháng người lao động bị chết

Trợ cấp tai nạn lao động thực hiện theo nguyên tắc tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp, người lao động được hưởng thêm trợ cấp bổ sung một lần để bảo đảm hưởng đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng thêm. Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp này được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

 

Theo baochinhphu.vn

 

Nhân lên sức mạnh đoàn kết

“Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương thể hiện tinh thần và nhân lên sức mạnh đoàn kết để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp hơn, hạnh phúc hơn, văn minh hơn. Đặc biệt, địa phương cùng với Nhân dân cùng nhau tập trung vào 2 công việc quan trọng: phát huy vai trò giám sát, hiệu quả giám sát của người dân; phấn đấu xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc. Chung sức phấn đấu mục tiêu về đích huyện nông thôn mới Phú Tân”.

Tạo cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong 2 năm (2023 và 2024), từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Đầm Dơi đã giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho 24 hộ, nhà ở 146 hộ, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề 74 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 412 hộ; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết có 120 hộ thụ hưởng. Thông tin trên được UBND huyện báo cáo với Đoàn Giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau tại buổi giám sát ngày 5/11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường; đồng thời tham dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11.

Đoàn công tác của Đại sứ quán Nhật Bản làm việc tại Cà Mau

Chiều 4/11, Đoàn công tác của Đại sứ quán Nhật Bản do ông ITO Naoki Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đoàn và tổ chức UN Women do bà Caroline T.Nyamayemombe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau.

Xuất hiện thêm 3 ổ dịch bệnh dại

Theo nhận định từ ông Trương Minh Út, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay tình hình bệnh dại trên chó đang diễn biến phức tạp.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ phát triển cho người dân

Đây là nhấn mạnh của bà Đỗ Thị Kim Dung, Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ Nhân dân – Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, trưởng đoàn công tác của Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) khi khảo sát thực tế tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, chiều ngày 4/11.

Cà Mau kiến nghị ưu tiên đầu tư các công trình, nhất là nâng cấp, mở rộng tuyến đường bộ từ TP Cà Mau - Đất Mũi

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, ngày 4/11/2024, Quốc hội dành thời gian cả ngày thảo luận, tranh luận ở hội trường về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai lần thứ IV sẽ được trao vào dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhằm có những bước chuẩn bị chu đáo trong công tác tổ chức cũng như bình chọn Giải thưởng báo chí Nguyễn Mai lần thứ IV (2020-2025), ngày 4/11, Ban tổ chức Giải thưởng Báo chí Nguyễn Mai tỉnh Cà Mau, tổ chức họp bàn kế hoạch thực hiện.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (4/11) ấp Ông Tự, xã Lợi An tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đây là điểm chỉ đạo tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện Trần Văn Thời.

Sôi động Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024) và 64 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960-20/12/2024), sáng 3/11, tại Ấp 1, xã Khánh Thuận, huyện U Minh long trọng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.