ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 09:17:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chế độ phụ cấp cho người tham gia phòng, chống dịch Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, có nhiều chính sách về phòng, chống dịch Covid-19 được Chính phủ ban hành và nhiều chính sách đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc tiếp cận, thực hiện còn nhiều khó khăn; nhiều nơi chưa biết nên đưa ra đòi hỏi những khoản hỗ trợ vốn đã có trong quy định. Phóng viên báo Cà Mau trao đổi với Phó giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau Phạm Quốc Sử xung quanh vấn đề trên.

Có nhiều mức hỗ trợ cụ thể đối với đối tượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ.

- Ông có thể cho biết về những chính sách, chế độ phụ cấp cho những người tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay?

Ông Phạm Quốc Sử: Hiện nay, các chế độ phụ cấp cho đối tượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện theo Nghị quyết 16/NQ-CP, ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 và có nhiều mức hỗ trợ cụ thể.

Cụ thể, chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc Covid-19, nghi mắc Covid-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2 tại cơ sở y tế; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc Covid-19.

Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; người bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; người thu gom vỏ chai, lọ, hộp hoá chất; người bảo vệ khu điều trị cách ly; người vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý Nhà nước và người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ phòng xét nghiệm SARS-CoV-2.

Ngoài ra, còn các chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày, mức 130.000 đồng/người/ngày và mức hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày, đều được quy định cụ thể tại Ðiều 2, Nghị quyết 16/NQ-CP quy định về chế độ phụ cấp chống dịch.

Riêng chế độ đối với ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp thì tuỳ theo thành viên ban chỉ đạo các cấp, các tiểu ban, tổ giúp việc ban chỉ đạo khi tham gia phòng, chống dịch theo các nhóm quy định tại Ðiều 2, Nghị quyết 16/NQ-CP,  thì được hưởng mức phụ cấp chống dịch tương ứng theo nhóm đó. Các thành viên quy định nêu trên trong những ngày thực hiện nhiệm vụ thường trực, chỉ đạo chống dịch theo quyết định phân công của trưởng ban chỉ đạo chống dịch các cấp được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/người/ngày, nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Ðối với lực lượng phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch Covid-19, thì có được chế độ gì không, thưa ông?

Ông Phạm Quốc Sử: Theo mục 6, Ðiều 2, Nghị quyết 16/NQ-CP có quy định về chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch Covid-19.

Cụ thể, mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị Covid-19; khu vực dân cư có người nhiễm Covid-19 bị phong toả; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch. Số lượng phóng viên, nhà báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ.

Ngoài ra, đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch, cũng được chế độ bồi dưỡng mức 130.000 đồng/người/ngày và mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.

- Nghị quyết 16/NQ-CP ban hành kịp thời, góp phần động viên những người làm công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Ðã qua, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện chế độ phụ cấp cho những người tham gia chống dịch Covid-19 theo nghị quyết này như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Quốc Sử: Hiện nay các chính sách về phòng, chống dịch Covid-19 được Chính phủ ban hành và nhiều chính sách đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Tỉnh Cà Mau cũng đã triển khai các chính sách trên. Tuy nhiên, đã qua trong tỉnh có một số sở, ngành, địa phương đề nghị ban hành một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát, đánh giá lại để đảm bảo không ban hành chính sách chồng chính sách.

- Xin cảm ơn ông!

 

Hồng Phượng thực hiện

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.