ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 04:30:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chị Nguyễn Kim Xuân: Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác hội

Báo Cà Mau Hơn 15 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Dinh Củ (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), chị Nguyễn Kim Xuân luôn nhiệt tình và tận tâm với các hoạt động của hội và các hội đoàn thể khác mà chị tham gia. Chị cho biết, chính công tác hội đã giúp chị cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa.

Hơn 15 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Dinh Củ (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), chị Nguyễn Kim Xuân luôn nhiệt tình và tận tâm với các hoạt động của hội và các hội đoàn thể khác mà chị tham gia. Chị cho biết, chính công tác hội đã giúp chị cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa.

Chị vừa đảm trách công việc của chi hội trưởng phụ nữ, đồng thời là cộng tác viên dân số, tổ trưởng tổ vay vốn của Hội LHPN xã Tam Giang Tây. Những tưởng khối lượng công việc nhiều sẽ làm cho người phụ nữ này không đảm đương nổi, nhưng hơn 15 năm qua chị Xuân vẫn luôn hoàn thành tốt công việc của mình và được các cấp tuyên dương, khen thưởng. Ðặc biệt, chị luôn được chị em phụ nữ và Nhân dân trong ấp mến phục vì lòng nhiệt tình và tận tâm với công việc.

Chị Nguyễn Kim Xuân (bìa phải), Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Dinh Củ, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển thường xuyên đến thăm, động viên gia đình hội viên trong ấp tích cực tham gia sản xuất.

Ðảm trách nhiều vai trò và hoàn thành khá tròn vai dù ở công việc nào, chị Xuân cho biết, công việc mà chị tâm đắc nhất vẫn là vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Dinh Củ. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khi đảm trách mới thấy nó không dễ chút nào, ngược lại còn đòi hỏi người đảm nhận phải đầu tư công sức và cả tâm huyết cho công việc.

Chị Xuân nhớ lại, năm 1999, khi được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Dinh Củ, lúc này tỷ lệ hội viên tham gia chỉ đạt khoảng 20%. Với một địa bàn rộng, việc đi lại chủ yếu bằng xuồng, chị em phần lớn là lao động phổ thông, sống bằng nghề nuôi thuỷ sản, mò cua, bắt ốc nên chuyện gặp gỡ, vận động chị em tham gia sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Không lùi bước, chị và ban chấp hành chi hội thực hiện phương châm “đi từng nhà, rà từng đối tượng”. Những hôm nước ròng cạn bãi, người ta vẫn thấy chị chống xuồng đến thăm hộ gia đình. Sự nhiệt tình, sâu sát cơ sở của chị khiến chị em trong ấp “xiêu lòng”. Nếu như năm 2012, Dinh Củ chỉ có 72 hội viên thì đến cuối năm 2014 ấp có 130 hội viên phụ nữ, tỷ lệ 87%. Và ngày 8/3/2015, Dinh Củ được công nhận là ấp “xoá hộ trắng hội viên”.

Qua các buổi sinh hoạt tổ, chị luôn tạo điều kiện để hội viên chia sẻ buồn vui với nhau, để cùng nhau xây dựng tốt cuộc sống gia đình, qua đó nhắc nhở chị em làm tròn nghĩa vụ của người hội viên, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, chị cũng tìm cách đổi mới nội dung sinh hoạt chi hội, vận động hội viên đóng góp hội phí, xây dựng quỹ hội để có nguồn thăm hỏi và giúp phụ nữ nghèo. Chị đã vận động 56 chị tham gia thành lập 4 tổ tiết kiệm xoay vòng nhằm giúp chị em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vay vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán, giải quyết khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. 54 lượt chị đã được mượn số tiền trên 52 triệu đồng từ mô hình tiết kiệm xoay vòng này. Bà Trần Thị Tư (hội viên phụ nữ ấp Dinh Củ) nói vui: “Năm 2008, nhờ số tiền “nái” 4,8 triệu đồng từ tổ hùn vốn, tôi có điều kiện phát triển mô hình nuôi heo, làm hầm bioga. Hiện nay, mỗi năm gia đình tôi xuất chuồng 2 đợt heo lứa, heo con thu lãi trên 100 triệu đồng”. Kinh tế gia đình ngày càng phát triển, bà Tư còn động viên con dâu cùng tham gia sinh hoạt hội để có điều kiện nâng cao hiểu biết, mở mang kiến thức.

Bên cạnh đó, chị bàn với ban chấp hành thành lập “Hũ gạo tình thương” vận động hội viên thực hiện tiết kiệm, học tập theo gương Bác bằng việc tiết kiệm gạo trước khi nấu ăn. Số gạo này sau 3 tháng sẽ được các chị thu gom và hỗ trợ cho chị em có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài ấp. “Nhờ sự sâu sát, gần gũi chị em, được chị em hội viên phụ nữ quý mến nên các phong trào hoạt động của chi hội đều được hầu hết chị em phụ nữ nhiệt tình tham gia giúp chi hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, chị Xuân khẳng định.

Mặc dù bận rộn với nhiều công việc, chị vẫn sắp xếp chu đáo việc nhà và dành thời gian cho việc xã hội. Với mức phụ cấp rất “khiêm tốn” cho các nhiệm vụ mà chị đang đảm nhiệm nhưng hằng ngày chị vẫn nhiệt tình và làm hết mình vì công việc. Chị Xuân cho biết, nếu nghĩ đến chuyện tiền nong có lẽ sẽ không thể tham gia công tác xã hội lâu dài được, chị làm vì mọi người và vì phong trào của địa phương.

Công việc vất vả, bận rộn nhưng lúc nào chị cũng vui vẻ, tươi cười, chu đáo với mọi người. Ở chị luôn bùng cháy ngọn lửa nhiệt tình và nghị lực phi thường. Chị là chi hội trưởng tiêu biểu, là điển hình về người phụ nữ với 4 phẩm chất “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu -  Ðảm đang”./.

Bài và ảnh: Phương Lài

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).